Nhà Thanh tạo ra trò hề vì đặt mua... 9 thiết giáp hạm

Thứ tư, ngày 15/09/2021 14:34 PM (GMT+7)
Triều đình nhà Thanh đã chi 75 vạn lượng bạc mua 9 chiếc thiết giáp hạm, nhưng cuối cùng chỉ để viết nên một vở kịch hài hước.
Bình luận 0

Từ sau năm 1840, khi giặc ngoại xâm bắt đầu xâm lược Trung Quốc, triều đình nhà Thanh cũng bắt đầu đón nhận một loại bị kịch bị ức hiếp đầy bị động.

Cùng với sự xâm lăng của các thế lực nước ngoài, nhà Thanh dần cảm thấy cần phải trang bị lại cho chính mình, ít nhất là cần phải cải tiến về phương diện vũ khí, đặc biệt là phải biến hải quân trở thành hạm đội hiện đại hóa.

Khi chiến tranh Trung - Anh xảy ra, nhà Thanh vẫn còn đang sử dụng thuyền buồm bằng gỗ, so với thiết giáp hạm thì yếu thế hơn rất nhiều lần. Trước tình hình này, những người cai trị cuối thời nhà Thanh bắt đầu chuẩn bị mua thiết giáp hạm, tuy nhiên việc này về sau lại trở thành trò hề trong lịch sử.

Năm 1861, triều đình nhà Thanh dự định chi 75 vạn lượng bạc mua 9 chiếc thiết giáp hạm để củng cố phòng thủ trên biển. Ngay khi tin tức được tung ra, có không ít người đến tiến cử tàu chiến của mình.

Dẫu sao 75 vạn lượng bạc là một con số không hề nhỏ, ai có thể đàm phán được thương vụ này thì sẽ thu được lợi nhuận vô cùng hậu hĩnh. Có câu nói rằng: "Làm quan ăn lộc vua, ở chùa ăn lộc Phật", Robert Hart -Tổng thanh tra hải quan nhà Thanh ngay lập tức đề nghị chính quyền nhà Thanh mua tàu chiến của Anh.

Robert Hart vốn dĩ là người Anh, với tinh thần "yêu nước" của mình, ông đã vỗ ngực tự khen hạm đội của Anh giỏi như thế nào, giá cả rẻ ra sao, chất lượng tàu chiến tốt đến mức nào. Chính quyền nhà Thanh khi đó lại rất tin tưởng ý kiến của người nước ngoài, nên đã phó thác Robert Hart phụ trách việc mua tàu.

Nhiều người sẽ thấy khó hiểu, tại sao nhà Thanh lại tin tưởng kẻ thù đã từng xâm lược mình như vậy? Bởi lẽ, triều đình nhà Thành lúc bấy giờ đã vô cùng lạc hậu nên khi bị đánh bại, họ mới nhận ra đã bị thế giới bỏ lại ở rất xa.

Đặt mua 9 thiết giáp hạm để củng cố hải quân, triều đình nhà Thanh đã tạo ra trò hề để thiên hạ chê cười - Ảnh 1.

Lý Hồng Chương và Robert Hart cùng quan quân nhà Thanh. Ảnh: Sohu

Đối mặt với hoàn cảnh đó, các đại thần đầu não như Lý Hồng Chương, Tăng Quốc Phiên đã phát động phong trào Dương Vụ - học hỏi người nước ngoài.

Triều đình nhà Thanh tự nhận thấy bản thân chắc chắn không đủ năng lực hoàn thành sứ mệnh cứu nước, nên đã phải nhờ các nhà tư vấn nước ngoài đến hỗ trợ.

Nhờ cậy kẻ ngoài trợ giúp, nên vị thế nhà Thanh buộc phải hạ thấp, cộng thêm việc trước đó vì không đánh bại được giặc ngoại xâm nên địa vị của người ngoại quốc ở Trung Quốc tăng lên. Ngay cả vị trí quan trọng như Tổng thanh tra hải quan mà nhà Thanh cũng giao cho người nước ngoài đảm nhận.

Do đó, các cường quốc như Anh, Pháp ngày càng lấn át ở Trung Quốc. Bởi vì xuất phát điểm của hai bên không giống nhau, do đó đã dẫn đến những trò hề sau này.

Mục đích của nhà Thanh là tăng cường phòng thủ trên biển và phát triển lực lượng hải quân. Khi đó, kế hoạch của nhà Thanh là bỏ ra 75 vạn lượng bạc để mua 9 tàu chiến, đồng thời yêu cầu phía Anh cử hải quân đến quản lý hạm đội.

Suy nghĩ này không có gì sai, dù sao hải quân Trung Quốc lúc đó quá yếu, làm như vậy có thể tăng cường phòng thủ trên biển. Tuy nhiên, có một thực tế là giặc ngoại xâm không bao giờ mong muốn nhà Thanh lớn mạnh và cũng sẽ không để nhà Thanh mạnh mẽ hơn.

Năm 1862, một ông chủ khác người Anh tên là Horatio Nelson Lay đã đích thân xử lý các vấn đề liên quan. Gã chẳng tốn công sức đã có ngay được 9 chiếc tàu chiến, ngoài ra còn thuê thêm 600 lính hải quân và thượng tá Aspen. Tháng 5/1863, Horatio Nelson Lay cầm hợp đồng quay về Trung Quốc.

Thật không may những rắc rối lại xuất phát từ chính bản hợp đồng này. Bởi vì, nội dung chính của hợp đồng như sau: Aspen phải là chỉ huy của hạm đội kiêm nhận chỉ huy hải quân của nhà Thanh. Hơn nữa, gã không phải nghe mệnh lệnh từ nhà Thanh. Có thể thấy được ý đồ của phía Anh là muốn Aspen thoát khỏi nhà Thanh để thành ông chủ.

Đặt mua 9 thiết giáp hạm để củng cố hải quân, triều đình nhà Thanh đã tạo ra trò hề để thiên hạ chê cười - Ảnh 2.

Vì sự lạc hậu và yếu kém của mình, quan quân nhà Thanh đã tạo ra một trò cười cho thiên hạ. Ảnh: Sohu

Mặc dù nhà Thanh cực kỳ tin tưởng người ngoại quốc, tuy nhiên khi những kẻ này thách thức sự thống trị của người Thanh thì đó là một chuyện không thể.

Bản hợp đồng tồn tại bất đồng quan điểm khiến hai bên xảy ra mâu thuẫn, nhưng sau đó cả hai đều nhường nhau một bước, sửa đổi lại một số điều khoản.

Lực lượng hải quân do nhà Thanh chỉ huy, Aspen là tướng dưới quyền. Mọi chuyện lớn nhỏ của hải quân sẽ được hai bên cùng nhau thảo luận, sau đó đưa ra giải pháp xử lý.

Vốn tưởng rằng hai bên sắp đạt được thoả thuận thống nhất thì điều khoản: "Triều đình nhà Thanh phải để Aspen tấn công Thái Bình Thiên Quốc" khiến Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên tức giận. Bởi lẽ, hai đại thần này đều rất tự tin có thể tiêu diệt quân Thái Bình, đồng thời xem việc này là kế sách giúp họ thăng quan tiến chức. Do đó, Lý Hồng Chương và Tăng Quốc Phiên sống chết đều không chấp nhận điều khoản này. Cuộc đàm phán sắp thành công thì lại đổ bể.

Tháng 9/1863, Aspen dẫn đầu hạm đội và 600 lính hải quân đến Trung Quốc. Vị thượng tá người Anh cũng bày tỏ ông không chấp nhận những sửa đổi trong hợp đồng.

Cục diện ngày càng bế tắc, cuối cùng dưới sự hòa giải của Robert Hart, toàn bộ sự việc đã có một kết thúc hòa bình. Nhà Thanh trả hàng thành công, phía Anh hoàn trả 75 vạn lạng bạc. Nhưng triều đình nhà Thanh phải bồi thường chi phí đi lại và phí lao vụ cho đối phương. Mặc dù sự việc này tạm thời lắng xuống, nhưng câu chuyện sau đó mới thật khôi hài.

Horatio Nelson Lay vì để đốc thúc thương vụ làm ăn này thành công mà đã nỗ lực hòa giải, dốc hết tâm sức. Ít nhiều so với kẻ hám tiền Robert Hart thì gã bỏ ra rất nhiều tâm huyết. Nhưng chằng ai ngờ được, nhà Thanh cho rằng mọi rắc rối là do Horatio Nelson Lay nên đã đuổi ông ta. Còn kẻ chỉ nghĩ đến "món hời béo bở" Robert Hart lại được nhà Thanh coi là ân nhân. Sau này hắn được cai quản hải quan suốt 46 năm.

Đặt mua 9 thiết giáp hạm để củng cố hải quân, triều đình nhà Thanh đã tạo ra trò hề để thiên hạ chê cười - Ảnh 3.

Lý Hồng Chương. Ảnh: Sohu

Về sau, triều đình nhà Thanh cũng có được hải quân Bắc Dương của riêng mình. Lý Hồng Chương và người của ông ta đã mất hơn 20 năm để xây dựng lên "Hạm đội số một Châu Á". Chỉ riêng về thiết bị vũ trang, lực lượng hải quân này có thể được coi là một hạm đội hiện đại hóa rất cường mạnh.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hạm đội mạnh nhất Viễn Đông đã thua thảm hại trong trận chiến Giáp Ngọ 1894.

Từ câu chuyện trò hề mua tàu chiến của nhà Thanh, có thể thấy được một số điều tất yếu. Thứ nhất, người nước ngoài sẽ không thật lòng giúp đỡ Trung Quốc.

Bởi vì Trung Quốc càng lớn mạnh, kẻ xâm lược sẽ chẳng giành được lợi ích gì từ nhà Thanh. Thứ hai, triều đình nhà Thanh luôn có những hạn chế riêng. Ở mức độ nào đó vẫn tồn tại những tư tưởng phong kiến, cộng thêm việc tầm nhìn hạn hẹp với thế giới nên sự việc mới trở thành một trò hề.

PV (Theo Trí Thức Trẻ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem