Dân Việt

Lạ kỳ ngôi làng gọi nhau bằng huýt sáo

Trọng Hà 08/01/2022 14:07 GMT+7
Các bà mẹ từ ngôi làng Kongthong, Ấn Độ đã sáng tác những giai điệu đặc biệt danh cho từng đứa trẻ của mình.

Ngôi làng gọi nhau bằng huýt sáo

Những tiếng huýt sáo lớn vang vọng khắp khu rừng quanh một ngôi làng xa xôi của Ấn Độ. Kongthong là nơi mọi người gọi nhau bằng âm nhạc - một hình thức truyền thống có thể nói là duy nhất trên thế giới còn tồn tại.

Ở trên những ngọn đồi trập trùng, tươi tốt phía đông bắc bang Meghalaya, các bà mẹ từ Kongthong và một vài ngôi làng địa phương khác đã sáng tác những giai điệu đặc biệt danh cho từng đứa trẻ của mình.

Mọi người trong làng, nơi sinh sống của người Khasi, sau đó sẽ xưng hô với người đó bằng giai điệu nhỏ quyến rũ này suốt đời. Họ cũng có tên "thật" thông thường, nhưng chúng hiếm khi được sử dụng. Phong tục này đã khiến Kongthong có biệt danh là "ngôi làng huýt sáo".

Ngôi làng Ấn Độ hẻo lánh, nơi mỗi người dân có tên là một bản nhạc núi rừng - Ảnh 1.

Ngôi làng Kongthong nép mình trong những ngọn đồi trập trùng, tươi tốt của bang Meghalaya, Ấn Độ. (Ảnh: AFP).

Đi bộ dọc theo con đường chính trong ngôi làng, trải dài là những túp lều bằng gỗ lợp tôn lợp tôn. Có thể nói bạn đang đi qua một bản giao hưởng của những tiếng huýt sáo trên sườn núi.

Một bên là bà mẹ gọi con trai về nhà ăn tối, ở bên khác là trẻ em chơi đùa và ở đầu bên kia thì nhóm trẻ khác quậy phá, tất cả đều vang lên bằng một thứ ngôn ngữ âm nhạc khác thường của riêng chúng.

Ngôi làng Ấn Độ hẻo lánh, nơi mỗi người dân có tên là một bản nhạc núi rừng - Ảnh 2.

Kongthong từ lâu đã bị chia cắt với phần còn lại của thế giới. Điện chỉ mới có vào năm 2000. (Ảnh: AFP).

Bà mẹ ba con Pyndaplin Shabong nói với AFP: "Bản nhạc là giai điệu xuất phát từ tận đáy lòng tôi. Nó thể hiện niềm vui và tình yêu của tôi dành cho con tôi", bà mẹ 34 tuổi cho biết.

Ngôi làng Ấn Độ hẻo lánh, nơi mỗi người dân có tên là một bản nhạc núi rừng - Ảnh 3.

Xã hội mẫu hệ đã phát minh ra ngôn ngữ âm nhạc để ca ngợi nữ thần trong thần thoại của Khasi. (Ảnh: AFP).

Rothell Khongsit, một nhà lãnh đạo cộng đồng cho biết: "Nếu con trai tôi làm điều gì sai trái, nếu tôi tức giận với nó vì đã làm tan nát trái tim tôi, ngay lúc đó tôi sẽ gọi nó bằng tên thật, thay vì hát một cách âu yếm".

Kongthong từ lâu đã bị chia cắt với phần còn lại của thế giới. Địa điểm này cách vài giờ đi bộ vất vả từ thị trấn gần nhất. Điện chỉ mới xuất hiện vào năm 2000, còn đường đất thì mãi tới năm 2013 mới hoàn thành.

Ngôi làng Ấn Độ hẻo lánh, nơi mỗi người dân có tên là một bản nhạc núi rừng - Ảnh 4.

Phong tục tạo ra những giai điệu độc đáo được gọi là "jingrwai lawbei'". (Ảnh: AFP).

Ngôi làng gọi nhau bằng huýt sáo: Mỗi người sở hữu một bản nhạc khác nhau

Dân làng có nguồn thu chính từ việc lấy cỏ chổi trong rừng, vì vậy ngày bình thường, nơi đây không có mấy bóng người trừ lũ trẻ.

Để gọi nhau khi ở trong rừng, người dân Kongthong sẽ sử dụng một phiên bản dài khoảng 30 giây của "tên" âm nhạc của nhau, lấy cảm hứng từ âm thanh của thiên nhiên xung quanh.

"Chúng tôi sống ở một ngôi làng hẻo lánh, bao quanh bởi rừng rậm và những ngọn đồi. Vì vậy, chúng tôi được đùm bọc giữa thiên nhiên và gần gũi với tất cả những sinh vật tươi đẹp mà Chúa đã tạo ra.

Mỗi sinh vật đều có bản sắc riêng của chúng. Các loài chim và các loài động vật khác sở hữu cách gọi nhau hoặc giao tiếp riêng biệt", Khongsit nói.

Tục lệ này được gọi là "jingrwai lawbei", có nghĩa là 'bài hát từ người phụ nữ đầu tiên của thị tộc", ám chỉ người mẹ gốc trong thần thoại của người Khasi.

Ngôi làng Ấn Độ hẻo lánh, nơi mỗi người dân có tên là một bản nhạc núi rừng - Ảnh 5.

Người dân địa phương sử dụng một giai điệu độc đáo để giao tiếp và ngôi làng tràn ngập trong âm nhạc. (Ảnh: AFP).

Bên cạnh cách gọi nhau đặc biệt, người dân Kongthong còn có chút bất thường đối với Ấn Độ bởi đây là một xã hội mẫu hệ. Tài sản và đất đai được truyền từ mẹ sang con gái, trong khi người chồng chuyển đến ở cùng vợ và đứng tên cô ấy.

"Chúng tôi coi mẹ là nữ thần của gia đình. Mỗi người mẹ chăm sóc một gia đình", Khongsit nói.

Nhưng theo nhà nhân chủng học Tiplut Nongbri, giáo sư tại trường đại học Jamia Millia Islamia ở Delhi, Ấn Độ thì có thể gọi đây là một "chế độ phụ hệ trá hình".

Cô ấy nói với AFP: "Phụ nữ không có quyền ra quyết định. Theo truyền thống, họ không thể tham gia hoạt động chính trị, các quy tắc được phân định rất rõ ràng giữa nam và nữ. Chăm sóc con cái là trách nhiệm của phụ nữ. Ngoài ra thì nam giới toàn quyền quyết định những vấn đề khác".

Nguồn gốc của tục gọi nhau truyền thống "jingrwai lawbei" không được biết đến, nhưng người dân địa phương cho rằng nó lâu đời như một ngôi làng, đã tồn tại 5 thế kỷ.

Tuy nhiên, những  tục lệ truyền thống cũng dần bị xâm lấn bới văn hóa hiện đại, khi thế giới bên ngoài len lỏi vào Kongthong dưới hình dạng của những chiếc tivi và điện thoại di động.