Dân Việt

Vì sao Lưu Thiện lại kiểm kê tài sản của Gia Cát Lượng để rồi nổi giận đùng đùng?

PV 09/01/2022 08:30 GMT+7
Dù từng làm thừa tướng của Thục Hán nhưng khi nhìn thấy tài sản của Gia Cát Lượng, nhiều người lắc đầu, Lưu Thiện cũng phải sửng sốt và nổi giận.

Trong thời Tam Quốc, có thể nói Gia Cát Lượng được coi là một trong những nhân tài nổi tiếng nhất. Ông chính là người vạch ra Long Trung đối sách giúp Lưu Bị giành được Kinh Châu và tạo ra thế chân vạc nổi tiếng giữa ba tập đoàn chính trị mạnh nhất là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô.

Địa vị của Gia Cát Lượng trong Tam Quốc nói chung rất đặc biệt, hay nói riêng là với toàn bộ Thục Hán.

Trong Tam Quốc, nếu coi Tào Nguỵ - Thục Hán - Đông Ngô là ba công ty lớn, thì Thục Hán là công ty có ba người cùng nắm vốn và cổ phần. Đó là Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Họ là những người đầu tiên tham gia vào quá trình xây dựng khung ban đầu và phát triển công ty. Trong khi đó, dù vào sau nhưng Gia Cát Lượng lại có vai trò trọng yếu trong việc điều hành Thục Hán.

Cụ thể, sau khi Lưu Bị qua đời ở thành Bạch Đế vào tháng 6/223, Gia Cát Lượng với tư cách là thừa tướng đã nắm trọn quyền điều hành Thục Hán, một lòng trung nghĩa để phò tá cho hậu chủ Lưu Thiện (con trai của Lưu Bị).

Từng là thừa tướng, tài sản của Gia Cát Lượng khiến Lưu Thiện nổi giận: Uất ức rồi! - Ảnh 1.

Gia Cát Lượng hết lòng tận trung với Thục Hán. Ảnh: Sohu

Trong thời gian làm thừa tướng, Gia Cát Lượng không chỉ nối lại liên minh với Đông Ngô để chống Tào Nguỵ, ông còn giúp Thục Hán trở nên giàu mạnh, đất đai trù phú, kho lương sung túc, dồi dào…

Phò tá Lưu Bị và sau là hậu chủ Lưu Thiện, dù có địa vị cao nhưng Gia Cát Lượng luôn tận tâm, tận lực phát triển cơ nghiệp nhà Thục Hán. Ông không màng tới vấn đề tích cóp tài sản cho riêng mình.

Nhưng số tài sản mà Gia Cát Lượng có được là bao nhiêu? Khi nhìn vào con số kiểm kê, ngay cả Lưu Thiện cũng giật mình sửng sốt. Đúng là khó tin!

Kiểm kê tài sản của Gia Cát Lượng: Lưu Thiện nổi giận!

Trong lúc còn sống, Gia Cát Lượng từng trình tấu kê khai tài sản của mình để gửi lên Lưu Thiện: "Nhà chỉ có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu, không nhiều nhưng cũng chỉ vừa đủ ăn, đủ mặc cho người thân trong gia đình".

Vào thời Tam Quốc, con số kê khai tài sản trên có nghĩa là rất thấp. Dù có thực quyền lớn nhất ở Thục Hán nhưng Gia Cát Lượng vẫn một lòng trung thành phục vụ nhà Thục Hán, quyết không có tài sản riêng dư thừa bên ngoài.

Từng là thừa tướng, tài sản của Gia Cát Lượng khiến Lưu Thiện nổi giận: Uất ức rồi! - Ảnh 2.

Sau khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện nhận được sự phò tá đắc lực của Gia Cát Lượng. Ảnh: Sohu

Có một chuyện kỳ lạ, đó là sau khi Gia Cát Lượng qua đời (năm 234), Lưu Thiện đã cho người kiểm kê tài sản của gia đình thừa tướng. Tại sao Lưu Thiện lại làm vậy? Chả lẽ vị quân chủ này nghi ngờ Gia Cát Lượng?

Trong quá trình gánh vác cơ nghiệp nhà Thục Hán, Gia Cát Lượng chắc hẳn làm mất lòng không ít người. Lúc Gia Cát Lượng còn sống, họ không dám có thái độ gì vì quyền lực của thừa tướng.

Tuy nhiên, sau khi Gia Cát Lượng qua đời, những người này nhân cơ hội tỏ ý không phục, đòi làm minh bạch tài sản của ông. Bởi theo họ nghĩ, một thừa tướng quyền cao chức trọng điều hành đất nước trong nhiều năm như vậy, không thể không mua hay sở hữu những tài sản quý giá.

Trước sức ép này, Lưu Thiện đành phải ra quyết định cho người kiểm tra kỹ lưỡng tài sản của gia đình Gia Cát Lượng.

Từng là thừa tướng, tài sản của Gia Cát Lượng khiến Lưu Thiện nổi giận: Uất ức rồi! - Ảnh 3.

Việc Lưu Thiện cho người kiểm tra tài sản của Gia Cát Lượng khiến nhiều người ngạc nhiên. Ảnh: Sohu

Sau khi điều tra kỹ lưỡng, quân lính về báo cáo với Lưu Thiện rằng số tài sản mà Gia Cát Lượng từng nói năm xưa là đúng, không hề dối trá. Lưu Thiện sau khi nghe xong vô cùng tức giận. Ông mất bình tĩnh và ném ly rượu xuống và nói lớn: "Thừa tướng, người chịu uất ức rồi!". Các vị quan và tướng lĩnh xung quanh cũng không dám có ý kiến gì, từ đó không làm khó Gia Cát Lượng nữa.

Ra quyết định điều tra tài sản của thừa tướng sau khi qua đời, có thể thấy Lưu Thiện đã cố gắng để bảo vệ danh tiếng và gia đình của Gia Cát Lượng, người mà vị quân chủ này luôn kính trọng. Đồng thời, sự việc này cũng chứng minh cho thấy trí tuệ cùng sự khôn ngoan của hậu chủ nhà Thục Hán.

Với việc kiểm kê tài sản này, Gia Cát Lượng lại một lần nữa khiến Lưu Thiện cảm động. Ông đúng là bậc trung thần của Thục Hán, một nhân tài thực sự hiếm có trong Tam Quốc. Thục Hán có được ông phò tá quả là may mắn. Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong sự nghiệp của Lưu Bị và Lưu Thiện.

Nhờ những cống hiến và phẩm chất trung nghĩa, tận trung của mình, Gia Cát Lượng cũng chính là vị quan duy nhất thời Tam Quốc được thờ ở Đế vương miếu do nhà Minh và nhà Thanh xây dựng.