Dân Việt

Sức khỏe quý ông: 5 bài tập Yoga điều trị rối loạn cương dương

Gia Bách 15/01/2022 19:17 GMT+7
Bác sĩ Hạ Hồng Cường - Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ chia sẻ với quý độc giả 5 bài tập Yoga điều trị rối loạn cương dương hiệu quả.

Rối loạn cương dương (ED) xảy ra khi nam giới không thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương, từ lưu lượng máu bị hạn chế đến thuốc họ đang sử dụng hay những lo lắng về tâm lý và tình cảm.

Yoga giúp các quý ông cải thiện chứng rối loạn cương dương. Ảnh: Pixabay

Yoga giúp các quý ông có thể cải thiện chứng rối loạn cương dương. Ảnh: Pixabay

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Liệu pháp Tình dục & Hôn nhân, Yoga đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp, chỉ số khối cơ thể và nhịp tim, làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục, có thể tăng cường chức năng tình dục.

Cụ thể, nghiên cứu đã tiến hành ở 65 nam giới từ 24 đến 60 tuổi tham gia các buổi tập Yoga trong 12 tuần. Những người tham gia được đánh giá chức năng tình dục của họ trước và sau khi tập yoga. Vào cuối tuần thứ 12, nam giới cho biết khả năng kiểm soát xuất tinh, cương cứng và cực khoái tăng lên.

Các tư thế yoga tốt nhất điều trị rối loạn cương dương

Những bài tập Yoga dưới đây giúp kích thích sự thư giãn và lưu lượng máu, có thể cải thiện ED một cách rõ rệt.

1 - Ardha Matsyendrasana

Tư thế này nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa và lưu lượng máu đến các cơ quan chính, bao gồm gan, lá lách, tuyến tụy và vùng xương chậu:

Bắt đầu ở tư thế ngồi với hai chân duỗi thẳng về phía trước.

Gập chân phải ở đầu gối và bắt chéo qua bên trái, đặt bàn chân phải trên sàn.

Hít vào sau đó thở ra từ từ, xoay người về phía bên phải, duỗi thẳng cánh tay trái về phía trước, đặt khuỷu tay trái trên đầu gối phải.

Những người đặc biệt dẻo dai có thể chắp tay sau lưng khi vặn mình.

Thả tư thế và bắt đầu từ vị trí đã ngồi. Lặp lại ở phía đối diện.

2 - Siddhasana

Siddhasana là một tư thế yoga cổ điển, được coi là Tư thế hoàn hảo và có thể duy trì trong một thời gian dài. Đối với nam giới, nó giúp kích thích vùng xương chậu và thúc đẩy sự dẻo dai:

Ngồi trên sàn với hai chân duỗi thẳng về phía trước.

Bắt chéo chân trái ở đầu gối, đặt bàn chân trái gần mặt trong của đùi phải.

Lặp lại động tác với chân phải, đặt bàn chân phải qua mắt cá chân trái. Gót chân phải ép vào xương mu.

Khi tập có thể giữ nguyên tư thế này và tập thở sâu.

3 - Garudasana

Còn gọi là tư thế đại bàng, tư thế đứng này đòi hỏi sự cân bằng, nên thực hiện động tác này gần tường hoặc đồ nội thất chắc chắn nếu anh ta đang phát triển khả năng giữ thăng bằng. Tư thế này giúp tăng lưu lượng máu đến xương chậu, có thể có lợi cho những người mắc ED. Thực hiện theo các bước sau:

Đứng thẳng trên cả hai chân.

Hãy tưởng tượng chân phải là một cái rễ nối với mặt đất. Nâng chân trái từ từ, vặn qua đầu gối phải, đặt đầu bàn chân lên mặt sau của bắp chân phải nếu có thể.

Uốn cong đầu gối để kéo giãn sâu hơn. Nếu muốn, có thể nâng cánh tay của họ cao ngang vai và bắt chéo cánh tay này qua cánh tay kia.

Giữ nguyên tư thế trong 5 đến 10 giây, thả ra và lặp lại ở chân bên kia.

4 - Pavanamuktasana (tư thế ngồi gập mình)

Còn được gọi là Tư thế giải tỏa gió vì nó thúc đẩy nhu động ruột và có thể làm dịu cơn đau dạ dày do đầy hơi. Ngoài ra, nó giúp vận động và làm ấm các cơ vùng chậu và cơ quan sinh sản.

Nằm xuống sàn, hai chân dang rộng.

Hít vào sau đó thở ra và đưa một đầu gối về phía ngực. Vòng tay quanh đầu gối, kéo chân càng gần bụng càng tốt.

Tiếp tục hít vào và thở ra trong khi giữ nguyên tư thế.

Thả và hạ thấp chân. Lặp lại ở phía đối diện.

5 - Shavasana

Đây thường là tư thế cuối cùng được thực hiện trong lớp học Yoga. Do liên quan đến việc phải im lặng, nội tâm và tập trung vào hơi thở của mình.

Nằm ngửa trên sàn, hai tay duỗi thẳng ở hai bên. Hướng lòng bàn tay lên trời.

Hình dung từng bộ phận của cơ thể đang từ từ thư giãn. Bắt đầu từ các ngón chân phải, sau đó đến mắt cá chân, bắp chân, đầu gối, .... Chuyển sang chân trái rồi dần di chuyển lên trên khắp cơ thể.

Hít thở sâu trong khi duy trì sự tập trung vào thư giãn, có thể giữ nguyên tư thế này từ 15 đến 20 phút nếu muốn.

Bất kỳ tư thế nào được thực hiện không chính xác đều có thể làm căng quá mức hoặc làm căng cơ thể. Vì thế, để đạt hiệu quả tốt nhất, cánh mày râu khi bắt đầu tập yoga nên tìm cho mình 1 huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp. Ngoài ra nên tham khảo ý kiến bác sĩ về sức khỏe tổng thể của mình để đảm bảo có đủ sức khỏe cho các bài tập Yoga nhất định.