Dân Việt

Phân Bón Cà Mau bứt phá với dòng phân bón NPK một hạt

PV 20/01/2022 08:01 GMT+7
Thấu hiểu những mối bận tâm của người nông dân trong quá trình canh tác, đội ngũ chuyên gia của Phân bón Cà Mau đã đưa ra giải pháp phân bón NPK một hạt để giảm công nhà nông, tăng năng suất cây trồng một cách hiệu quả…

Nhiều năm qua, để giảm giá thành trong sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã mua các loại phân đơn về tự phối trộn để bón cho cây trồng. Cách làm này có thực sự hiệu quả?

"Phân trộn" có thật sự hiệu quả như mong đợi của bà con nông dân?

Lão nông Võ Thành Trung (Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), cho hay, để giảm chi phí trong canh tác, hai năm qua, ông đã chọn mua các loại phân đơn về tự phối trộn để bón cho vườn sầu riêng của mình. Công thức phối trộn phân bón được ông học từ một số bạn bè nhà nông trong cùng ấp, bao gồm 43 kg Urê, 125 kg Super Lân, 17 kg KCl. Tổng cộng 185 kg phân trộn, tương đương 100 kg NPK 20.20.10. "Công thức phối trộn này được nhiều nhà nông trong vùng dùng, nhưng nếu trộn không đều thì có thể gây tình trạng phân vón cục, chậm tan khiến cây không sử dụng được…", ông Trung chia sẻ.

Anh Lê Tấn Hoàng (Huyện Tân Trụ, tỉnh Long An), lại có "công thức riêng" để phối trộn ra NPK 16.16.8 từ các loại phân đơn để bón cho vườn bưởi da xanh của mình. Theo anh Hoàng, trung bình một năm anh bón 3 đợt phân, để tiết kiệm chi phí 2 đợt đầu anh mua phân đơn về phối trộn chứ không mua phân chuyên dùng. Đợt bón thứ 3 anh mới chọn mua phân chuyên dùng vì lúc này cây cần lượng phân để nuôi quả.

Theo các chuyên gia về nông nghiệp, thời buổi giá cả leo thang, nông dân cần tính toán để tiết giảm chi phí đến mức tối đa mới có lợi nhuận. Tuy nhiên, do không nắm được các công thức phối trộn hợp lý, có thể dẫn đến việc phân vón cục hoặc bị bay hơi nhanh gây thất thoát, lãng phí. Đặc biệt, việc sử dụng phân tự phối trộn rất dễ bón thừa, nhất là thừa đạm làm phát sinh sâu bệnh. Vì vậy, nếu có điều kiện thì nông dân nên sử dụng phân chuyên dùng vì đã được nghiên cứu tính toán kỹ công thức, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của từng vùng đất, cây trồng…

Phân Bón Cà Mau bứt phá với dòng phân bón NPK một hạt - Ảnh 1.

NPK Cà Mau một hạt được nghiên cứu và sản xuất để thỏa mãn tập quán canh tác của nông dân Việt Nam

NPK Cà Mau một hạt - Giải pháp giảm công, tăng năng suất cho nông dân Việt

Trước những băn khoăn của người nông dân về các biện pháp tiết giảm chi phí mỗi vụ mùa, Phân bón Cà Mau mới đây đã đưa ra giải pháp tối ưu nhất là sản phẩm NPK Cà Mau một hạt, được sản xuất trên công nghệ urê nóng chảy hiện đại nhất của Tập đoàn ESPINDESA - Tây Ban Nha. Vì thế, tất cả các nguyên liệu chứa các chất dinh dưỡng (N, P, K và các chất trung, vi lượng…) trong quá trình sản xuất được phối trộn đồng đều trong dung dịch urê nóng chảy, tạo thành viên phân bón đồng nhất, tan nhanh, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng các công thức phân bón khác nhau theo hướng chuyên dùng phù hợp các nhóm đất và cây trồng khác nhau.

Từ đó, phân bón NPK Cà Mau 1 hạt đã giải quyết được khó khăn của Nông dân khi mua phân đơn về tự phối trộn hoặc sử dụng phân NPK phối trộn 3 màu có sự phân tách hạt, các hạt phân chứa các thành phần dinh dưỡng N, P, K khác nhau. Sử dụng phân bón NPK Cà Mau 1 hạt giúp cho rễ cây hút đồng đều các yếu tố dinh dưỡng, không gây ra sự mất cân đối dưỡng chất cục bộ hoặc thiếu hụt nhất thời.

Phân Bón Cà Mau bứt phá với dòng phân bón NPK một hạt - Ảnh 2.

Phân bón NPK Cà Mau chứa đủ chất dinh dưỡng cho đất và cây trồng để nâng cao sản lượng cho các mùa vụ canh tác

"Các sản phẩm NPK Cà Mau là giải pháp phù hợp cho bà con nông dân trong bối cảnh giá cả vật tư nông nghiệp đang tăng cao nhờ các ưu điểm vượt trội, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí bón phân, nâng cao khả năng hấp thụ của cây trồng, từ đó nâng cao hiệu quả canh tác.

Nhờ các giải pháp toàn diện cả về sản lượng và chất lượng, Phân Bón Cà Mau vẫn đang là một trong những doanh nghiệp top đầu trong việc đồng hành cùng nhà nông vượt khó, yên tâm canh tác vụ Đông Xuân nhiều thách thức năm nay", đại diện Phân bón Cà Mau chia sẻ.