Hai vợ chồng nhà khoa học từ Nam Phi, bà Salim Abdool Karim và ông Quarraisha Abdool Karim đã nhận giải thưởng dành cho nhà khoa học từ nước đang phát triển trao với phát minh gel có chứa dược chất Tenofovir - sản phẩm dành cho phụ nữ có tác dụng kháng virus HIV.
Thuốc kháng virus có chứa dược chất như gel tenofovir giúp ngăn ngừa lây nhiễm HIV qua đường tình dục. Nghiên cứu này đã mang lại bằng chứng đầu tiên cho phương pháp mới trong việc ngăn ngừa HIV, dự phòng trước phơi nhiễm.
Chia sẻ về hành trình đến với Giải thưởng VinFuture VFT, bà Quarraisha Abdool Karim, cho biết, thời điểm bước ngoặt là 15 năm trước đó, hai ông bà đã thực hiện điều tra dân số và phát hiện phụ nữ có tỷ lệ mắc HIV cao 4 lần nam giới.
"Dựa trên hiện tượng dịch tễ đó, chúng tôi thấy phụ nữ trẻ từ 15-19 tuổi có tỷ lệ mắc HIV cao nhất so với nam giới. Chúng tôi làm thêm điều tra khảo sát trong cộng đồng nhỏ hơn để hiểu vì sao. Chúng tôi cần xác định nguyên nhân quan trọng nhất là con đường lây nhiễm là gì?
Và kết quả, chúng tôi thấy những biện pháp phòng tránh bệnh tật sẵn có lúc bấy giờ như dùng bao cao su thì phụ nữ không được tiếp cận. Họ cũng không được giáo dục nâng cao nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV cũng như có thai ngoài ý muốn.
Đó là lý do khiến tỷ lệ phụ nữ mắc HIV cao đến vậy.
Và đó cũng chính là động lực cho tôi bức bách phải tạo ra giải pháp giúp phụ nữ chủ động phòng tránh HIV mà không cần phải tham khảo ý kiến nam giới.
Chúng tôi đã thất bại nhiều lần và đến năm 2010, chúng tôi mới tạo ra sản phẩm hoàn thiện, tạo ra loại gel giúp phụ nữ phòng chống HIV chủ động", bà Quarraisha Abdool Karim cho biết.
Còn ông Salim Abdool Karim cũng cho biết: "Tôi còn nhớ ngày mọi chuyện thay đổi. Chúng tôi trao đổi về việc điều trị cho bệnh nhân HIV/lao phổi. Từ kinh nghiệm, chúng tôi phát hiện 1 loại thuốc an toàn và tự đặt câu hỏi "Tại sao không tạo ra loại gel phòng chống HIV từ loại thuốc này?
Năm 2004, tôi bay đến 1 thị trấn nhỏ, đến 1 doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ sinh học, công ty Gilias Science hiện đang đứng top 10 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới hiện nay. Khi đó tôi trao đổi việc tìm nguồn Tenofovir để làm gel. Họ bảo không phải là định hướng kinh doanh chiến lược của công ty nhưng sẽ trao đổi với Hội đồng Quản trị.
Tôi chờ đợi câu trả lời. Tôi cũng nói thêm rằng, nếu không thể được tôi chỉ cần 25kg Tenofovir. Vì nếu họ không bán, tôi phải đi mua vật liệu thô và nghiền tay thì rất mất thời gian, trong khi đây là loại thuốc mang lại tác động lớn cho bệnh nhân.
Rất may mắn, sau khi tôi chia sẻ dự án cụ thể, công ty này đã đồng ý hợp tác và cung cấp dược chất".
Về khó khăn khi nghiên cứu, ông bà Karim cho biết, họ từng gặp nhiều khó khăn về việc làm thế nào để bôi gel vào âm đạo. Cuối cùng ông bà đã tìm được một thiết bị như xilanh, giá thành rẻ, đơn giản, dễ tìm. Điều này khiến họ rất vui mừng vì họ dù đã tạo được gel nhưng lại mất quá nhiều thời gian để tìm thiết bị phù hợp.
Tuy nhiên, 3-4 năm sau khi ông bà Karim nghiên cứu ra gel "phòng ngừa HIV" đã có nghiên cứu chứng minh loại thuốc đưa vào gel sẽ có hiệu quả ở dạng uống. Trong khi gel sản xuất tốn tiền do đó, các nhà sản xuất đã chuyển thành dạng thuốc.
"Năm 2015, thuốc Danofivor được WHO khuyến khích dùng điều trị HIV. Năm 2017, khoảng 30 quốc gia đưa vào danh mục thuốc. Hiện tại là hơn 80 quốc gia", ông Karim cho biết.
Về chuyện hôn nhân. ông bà Karim chia sẻ, họ gặp nhau khi đang học ở Đại học Y Nelson Mandela nhưng 2 khoa khác nhau. Khi bà cần mượn máy ly tâm mà chỉ khoa ông có, ông đã "lợi dụng" cơ hội đưa ra đề nghị "hẹn hò mới cho mượn máy". Và bà cũng "bất đắc dĩ" đồng ý.
Hai vợ chồng ông bà Karim rất "thuận vợ thuận chồng" khi khẳng định rằng, cả hai đã cũng khởi xướng ý tưởng nghiên cứu gel Tenofovir. Ông bà cũng chia sẻ, tiền thưởng giải thưởng VFT đổ về tài khoản chung của hai vợ chồng, do cả hai người nắm giữ, chứ không có gì riêng tư.
Trong hôn nhân hay công việc, khi có bất đồng xảy ra, hai vợ chồng "đấu khẩu" thì người thua cuộc trước thường là chồng.