Dân Việt

Cận cảnh cây cầu bị gọi là “Biểu tượng của sự lãng phí”

Ánh Dương 11/02/2022 14:26 GMT+7
Tỉnh Đăk Lăk đã chi tới 6,2 tỷ đồng để xây dựng, sau 20 năm triển khai, cây cầu Quảng Phú như một phế tích nằm chơ vơ. Đến nay, địa phương này lại tiếp tục chi đến 3 tỷ đồng chỉ để phá bỏ chính cây cầu trên. Mời quý độc giả cùng Dân Việt xem chi tiết cây cầu bị gọi là "Biểu tượng của sự lãng phí".

Dự án cầu Quảng Phú, nối giữa xã Ea R'bin, huyện Lăk (Đăk Lăk) và xã Quảng Phú, huyện Krông Nô (Đăk Nông), được Bộ GTVT phê duyệt thiết kế kỹ thuật, khổ cầu 4m, dài 140m, không có lề cho người đi bộ. Đến ngày 24/12/1998, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án, giao Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, dự án có 3 lần phải dừng do liên quan quy hoạch, xây dựng các nhà máy thủy điện. Đến năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định dừng dự án khi đã xây dựng được 2 mố cầu, 4 trụ cầu, 4 dầm… Tổng giá trị hoàn thành và được phê duyệt quyết toán là hơn 6,4 tỉ đồng.

Ngày 9/2/2022, tức là sau hơn 20 năm, UBND tỉnh Đăk Lăk lại thống nhất chủ trương bố trí kinh phí khoảng 3 tỷ, để đập bỏ cây cầu Quảng Phú. Nhiều người dân sau đó gọi cây cầu là "Biểu tượng của sự lãng phí".

Cây cầu được UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương chi tiền tỷ để xử lý, phá bỏ. Video: P.H

Clip: Cận cảnh cây cầu bị lãng quên được người dân gọi là “Biểu tượng của sự lãng phí”  - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, ký văn bản đồng ý duyệt chi 3 tỷ đồng để phá dỡ cầu Quảng Phú bằng phương án thủ công, kết hợp với máy móc cơ giới. Ảnh: P.H

Clip: Cận cảnh cây cầu bị lãng quên được người dân gọi là “Biểu tượng của sự lãng phí”  - Ảnh 3.

Theo Sở GTVT tỉnh Đắk Lắk, nếu đầu tư để tiếp tục xây dựng cầu thì chi phí còn tốn kém hơn nữa và không mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, trải qua hơn 20 năm dưới các tác động của môi trường, dòng chảy… làm chất lượng cầu không đảm bảo. Ảnh: P.H

Clip: Cận cảnh cây cầu bị lãng quên được người dân gọi là “Biểu tượng của sự lãng phí”  - Ảnh 4.

Cầu Quảng Phú được Bộ GTVT phê duyệt thiết kế kỹ thuật kết cấu nhịp cầu treo dây văng, với tiêu chuẩn kỹ thuật cầu treo dây văng nông thôn dài 140 m. Từ tháng 12/1998, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án, giao Sở GTVT làm chủ đầu tư. Ảnh: P.H

Clip: Cận cảnh cây cầu bị lãng quên được người dân gọi là “Biểu tượng của sự lãng phí”  - Ảnh 5.

Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định dừng triển khai thi công cầu Quảng Phú. Ảnh: P.H