Đây là loại rau được thu hoạch nhiều vào mùa đông, rất ngon ngọt, giàu dinh dưỡng: Cải thảo.
Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, loại rau cải thảo chứa rất ít calo, nhưng là một nguồn dinh dưỡng dồi dào đối với sức khỏe.
Trong 100g cải thảo có chứa khoảng 12 calo, 95,14g nước, 0,86g protein, 0,1g chất béo, 0,94g chất xơ, 13mg vitamin A, 80mg carotene, 0.03mg thiamin, 0,04mg riboflavin, 0,4mg niacin, 28mg vitamin C, 0,36mg vitamin E (T).
Cải thảo là loại rau xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đáp ứng hơn 45% nhu cầu hàng ngày. Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
100g cải thảo có chứa 21mg phốt pho và 32mg canxi, tương đương 3% và 3,2% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Sử dụng loại rau này thường xuyên sẽ hỗ trợ xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương...
Cải thảo chế biến được nhiều món ăn ngon như xào, trộn, nhúng lẩu. Ngoài cải thảo tươi, bạn cũng có thể phơi khô loại rau này để lưu giữ và chế biến thêm nhiều món ngon khác.
Loại rau này phơi khô có hương vị riêng, đặc biệt thơm ngon. Quá trình làm rau sấy khô giống như một màn ảo thuật của thiên nhiên. Việc sấy khô không đánh mất dinh dưỡng mà "phong ấn" các chất dinh dưỡng ở dạng khô, ăn không chỉ ngon mà bổ.
Cải thảo phơi phô nhờ nắng và gió, sau khi khô hoàn toàn thì bảo quản để tránh côn trùng và ẩm ướt, khi thời tiết lạnh có thể mang ra nấu miến hoặc bún khô. Hương vị giản dị, siêu thơm, ngon hơn nhiều so với cải thảo tươi.
Cách phơi khô cải thảo
- Đây là 12 cây cải bắp, chúng ta hãy rửa sạch trước nhé. Khi rửa, loại bỏ những lá già ở bên ngoài.
- Sau khi rửa sạch bắp cải, bạn có thể chẻ nhỏ cây cải thảo. Đầu tiên, cắt phần gốc dưới cùng của cải thảo. Sau đó dùng dao rạch một đường chéo ở phần dưới của bắp cải và xé bắp cải làm 4.
- Đun sôi nước trong nồi lớn. Khi nước sôi thì cho bắp cải vào chần qua. Đầu tiên nhúng phần thân bắp cải chần trong 10 giây, sau đó dìm cả phần lá xuống.
- Đun cải thảo trên lửa lớn trong 1 phút, khi cải thảo mềm thì vớt ra.
- Sau khi xả hết nước, bạn có thể đem ra ngoài phơi khô. Khi phơi cải thảo, bạn nhớ kiểm tra trước thời tiết, tuy mùa đông nắng không gay gắt như mùa thu nhưng gió rất mạnh nên chỉ cần không mưa thì về cơ bản không thành vấn đề.
Tốt nhất nên phơi khi thời tiết có nắng, có thể rút ngắn thời gian phơi khô. Khi phơi bắp cải, tốt nhất nên treo bắp cải lên để dễ phơi khô.
- Vào ngày đầu tiên, nước trên bề mặt cải thảo đã khô một chút nhưng khi chạm vào vẫn rất ẩm. Vào ngày thứ hai, cải thảo hơi khô và dường như không có độ ẩm rõ ràng, lá cải thảo cũng hơi cong.
- Đến ngày thứ ba, lá cải thảo về cơ bản đã khô, nhưng sờ vào thân cây vẫn hơi ướt, không có lợi cho việc bảo quản.
- Vào ngày thứ tư, cải thảo đã khô hoàn toàn độ ẩm, có cảm giác giòn và rất khô, không còn chút hơi ẩm nào.
Cải thảo khô có màu vàng, mùi thơm thoang thoảng như rau khô.
- Bạn cho rau khô vào hộp hay túi và bảo quản. Chỉ cần khô ráo thì bảo quan bao lâu cũng không bị hỏng, thậm chí tồn tại được nửa năm, 1 năm.
Cách chế biến cải thảo khô
- Cải thảo phơi nắng có cảm giác giòn, không bị ẩm, khi ăn cần cho thêm chút nước ấm để ngâm trước.
- Cải thảo ngâm sẽ mềm khi sờ vào, chỉ cần vắt bớt nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
- Khi hầm cải thảo khô với bún khô và thịt lợn, thêm chút muối, nước mắm và hạt nêm. Món ăn này khi bắc ra sẽ siêu thơm.
Về kết cấu, lá cải thảo khô tuy không mềm như cải thảo tươi nhưng hơi dai và có mùi thơm của rau khô, đặc biệt có thể thỏa mãn cơn thèm cơm của bạn.
- Hãy nhớ chần cải thảo trước khi phơi, điều này sẽ khiến cải thảo mất nước nhanh hơn và khiến rau khô nhanh hơn.
- Khi phơi cải thảo, bạn vẫn cần kiểm tra trước thời tiết, ít nhất phải có nắng trong hai ngày đầu tiên, kể cả sau đó không có nắng, miễn là gió đủ mạnh và không liên tục có mây và mưa, rau sẽ nhanh chóng khô.
- Cải thảo phơi nắng được khử nước hoàn toàn và phải được ngâm hoàn toàn trước khi ăn.
(Công thức món ăn và hình ảnh theo Toutiao)