Gan dê
Người xưa có câu: "Thịt lợn mà có gan dê, não tâm hư khí khó bề hấp thu" để nói về sự kỵ nhau của hai thực phẩm này. Theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó thịt lợn có thể sinh nhiệt. Ăn hai loại thực phẩm này cùng lúc có thể gây chướng bụng, khó chịu và đau.
Ngoài ra, gan dê có mùi hôi, nếu chế biến cùng thịt lợn thì có thể khiến món ăn có mùi vị khó chịu, khó ăn.
Rau mùi tây
Theo Đông y, thịt lợn có tác dụng ích khí còn mùi tây tính ôn. Nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau thì có thể gây phản tác dụng, sinh ra chướng bụng, khó tiêu nếu ăn quá nhiều.
Nước trà
Thịt bò
Thịt bò và thịt lợn là hai loại thịt có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, không nên kết hợp chúng với nhau vì có thể làm giảm công dụng của từng loại thịt. Tốt nhất bạn nên nấu riêng hai loại thịt để đảm bảo mùi vị và dinh dưỡng.
Đậu tương
Theo Sohu, thịt lợn và đậu tương là hai thực phẩm kỵ nhau. Nguyên nhân là do đậu tương có hàm lượng phốt pho cao (khoảng 60-80% là phốt pho ở dạng axit phytic). Nếu ăn đậu tương cùng thịt lợn thì giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm có thể bị giảm, đặc biệt là giảm các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm...
Lưu ý khi mua thịt lợn
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), khi đi mua thịt lợn, người tiêu dùng cần ghi nhớ một số nguyên tắc để chọn được loại thịt ngon, đảm bảo chất lượng.
Đầu tiên, hãy chọn những miếng thịt có màu hồng sáng, phần bì mềm mại, thớ thịt săn. Khi dùng tay ấn vào miếng thịt thì thấy độ đàn hồi tốt. Dùng dao cắt có thể thấy có máu tiết ra. Cầm miếng thịt có cảm giác chắc chắn, không lỏng lẻo.
Nếu thấy thịt có mùi hôi, ra nhớt thì không được mua.
Nên mua thịt lợn ở những địa chỉ tin cậy.
Khi mua thịt về, nên rửa sạch trước khi chế biến. Có thể dùng muốt hạt hoặc nước muối pha loãng để rửa thịt.