Đó chính là vị hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh – Hoàng đế Gia Khánh, con trai của Càn Long. Triều đại của Gia Khánh Đế tuy diệt trừ được Hòa Thân, thi hành tiết kiệm, cả tổ bè đảng nhưng xã hội không hề khởi sắc do tình trạng tham nhũng và bạo loạn nổ ra. Tuy nhiên, số phận của ông còn bi thảm hơn xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đặc biệt là khi ông qua đời.
Đó là vào mùa hè năm 1820, hoàng đế Gia Khánh vừa tròn 60 tuổi, ông cảm thấy mình vẫn còn phong độ nên đã tổ chức một cuộc đi săn lớn ở Thừa Đức sơn trang thuộc tỉnh Hà Bắc. Cuộc đi săn còn có sự tham gia của rất nhiều quan lại trong triều, các hoàng tử và phi tần… Hoàng đế Gia Khánh đã đột ngột qua đời trong lần đi săn này.
Về cái chết đầy bí ẩn của ông, hậu thế đến nay đã đặt ra rất nhiều nghi vấn nhưng nổi cộm nhất là ông bị sét đánh chết. Trên thực tế thì hoàng đế Gia Khánh chết vì bị say nắng. Do thời tiết nắng nóng, trên đường đến Thừa Đức sơn trang, hoàng đế đã bị nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần. Lúc đó, các thái y cho rằng đó là triệu chứng của say nắng nên đã chữa trị đơn giản cho ông.
Tuy nhiên, khi đến Thừa Đức sơn trang, bệnh tình của hoàng đế ngày càng nghiêm trọng, các thái y đều lực bất tòng tâm. Sau đó, vào ngày 2 tháng 9, ông qua đời tại khu nghỉ dưỡng này.
Vì cái chết của hoàng đế Gia Khánh diễn ra bất ngờ, không ai lường trước, thậm chí ngay cả ông cũng không ngờ tới nên đã có thêm nhiều biến cố xảy ra. Đó là theo quy định của triều đình nhà Thanh thì hoàng đế sau khi lập vị phải làm 2 việc quan trọng là tìm một mảnh đất phong thủy bảo địa làm nơi an táng và tự chuẩn bị quan tài cho mình.
Thế nhưng, cả triều đình lúc này trở nên náo loạn vì không thể tìm thấy mật chỉ về nơi an táng cũng như quan tài để làm nơi an nghỉ cho hoàng đế. Vì thế, hoàng đế Đạo Quang đã lập tức lệnh cho quan lại ở Bắc Kinh nhanh chóng đóng một chiếc quan tài bằng gỗ nam mộc vàng và đưa nó đến Thừa Đức sơn trang.
Các quan lại ở Bắc Kinh cũng vô cùng tuyệt vọng vì trong thời gian ngắn như vậy làm sao tìm được gỗ quý hiếm. May thay, họ đã tìm thấy một vài mảnh ván gỗ nam mộc vàng bị bỏ lại từ lễ tang của hoàng đế Càn Long. Khi họ chuyển những tấm ván tới nơi thì thi thể của hoàng đế Gia Khánh đã bị đặt ở bên ngoài trong 10 ngày dưới thời tiết nóng nực.
Thế nhưng, triều đình lại vấp phải vấn đề nan giải hơn là phải nhanh chóng khiêng linh cữu của hoàng đế về kinh đô để tổ chức tang lễ. Do không được dùng ngựa chở quan tài mà bắt buộc phải có người khiêng nên hoàng đế Đạo Quang đã thuê tới 7920 người phu. Đội phu khiêng quan tài chia thành nhóm lúc thì 32 người, lúc 80 người, lúc lại tới 128 người tùy theo độ hiểm trở và độ rộng của đường để đi.
Cuối cùng, sau 10 ngày đi bộ hết tốc lực, linh cữu của hoàng đế Gia Khánh đã chính thức về đến kinh thành. Nhưng lăng tẩm của hoàng đế Gia Khánh là Xương Lăng, nơi mà phụ hoàng của ông là Càn Long sinh thời đã chọn chưa được hoàn thiện, nên ông đành tiếp tục "chờ đợi".
Quan tài của hoàng đế Gia Khánh được đặt tại cung Càn Thanh, ở chính điện để cho triều đình tiện làm lễ tế. 18 ngày sau, quan tài của ông được di quan đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng. Tới nửa năm sau, tới tận ngày 11/3 thì hoàng đế Gia Khánh mới được di quan tới Xương Lăng. Tới ngày 23/3 thì lễ đại tang của hoàng đế được tổ chức tại đây.