Dân Việt

Chuyện thú vị ở Hà Nội: Cả làng gom "cổ vật" rồi mang ra trưng bày

Nhật Minh 28/02/2022 06:20 GMT+7
Hơn 300 "cổ vật" trong đó có những món đồ đã tồn tại cả trăm năm của người dân xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) được gom lại rồi mang ra trưng bày tại nhà truyền thống; biến nhà truyền thống thành một "bảo tàng đồ cổ" thu nhỏ, nơi lưu giữ những kỷ vật của cha ông.

Chuyện lạ ở Hà Nội: Cả làng gom "cổ vật" rồi mang đi trưng bày

Với mong muốn lưu giữ ký ức làng quê, những kỷ vật một thời gian khó của cha đông đã đi qua. Người dân xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đã biến nhà văn hóa xã trở thành một "bảo tàng" trưng bày và lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi.

Với mong muốn lưu giữ ký ức làng quê, những kỷ vật một thời gian khó của cha ông đã đi qua, người dân xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) đã biến nhà văn hóa xã trở thành một "bảo tàng" trưng bày và lưu giữ hơn 300 hiện vật, trong đó có hàng chục hiện vật trên trăm tuổi.

Chuyện lạ ở Hà Nội: Cả làng gom "cổ vật" rồi mang ra trưng bày - Ảnh 3.

Được thành lập vào tháng 1/2019 với diện tích khoảng 150m2, “bảo tàng” này tiền thân là nhà truyền thống xã Yên Mỹ. Bên trong nhà truyền thống này đang trưng bày rất nhiều hiện vật phản ánh nét đẹp truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của người dân Yên Mỹ.

Hầu hết các hiện vật đều gắn bó với cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của người dân trong vùng. Chúng được trưng bày theo nhiều chủ đề khác nhau.

Hầu hết các hiện vật đều gắn bó với cuộc sống lao động, sản xuất, chiến đấu của người dân trong vùng, được trưng bày theo nhiều chủ đề khác nhau.

Chuyện lạ ở Hà Nội: Cả làng gom "cổ vật" rồi mang ra trưng bày - Ảnh 5.

Bà Trần Thị Sinh, người được chính quyền địa phương giao cho nhiệm vụ trông nom "bảo tàng" cho biết: "Một tuần nhà truyền thống chỉ mở cửa đúng hai lần cho người dân địa phương và những người dân ở nơi khác có nhu cầu tìm hiểu đó là vào chiều thứ 7 và sáng chủ nhật".

Nhớ lại những tháng ngày lặn lội đến từng gia đình trong xã vận động người dân hiến tặng những kỷ vật đã gắn bó suốt nhiều đời với gia đình họ. "Chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền trước trên loa phóng thanh, khi chúng tôi đến thì gia đình nào cũng nhiệt tình ủng hộ việc làm này và gửi tặng những kỷ vật nếu có", bà Sinh kể lại.

Nhớ lại những tháng ngày lặn lội đến từng gia đình trong xã vận động người dân hiến tặng những kỷ vật đã gắn bó suốt nhiều đời với gia đình họ, bà Sinh kể: "Chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền trước trên loa phóng thanh, khi chúng tôi đến thì gia đình nào cũng nhiệt tình ủng hộ việc làm này và gửi tặng những kỷ vật nếu có".

Chiếc xe Thống Nhất của cựu Chủ tịch UB hành chính xã Yên Mỹ - Nguyễn Văn Năm do Nhà nước bán phân phối thời kỳ 1957 -1960. Chiếc xe vẫn nguyên vẹn, có thể sử dụng, được gia đình đồng thuận góp đến "bảo tàng" khi biết được mục đích ý nghĩa cao cả.

Chiếc xe Thống Nhất của cựu Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã Yên Mỹ - ông Nguyễn Văn Năm - do Nhà nước bán phân phối thời kỳ 1957 -1960. Chiếc xe vẫn nguyên vẹn, có thể sử dụng, được gia đình đồng thuận góp đến "bảo tàng" khi biết được mục đích ý nghĩa cao cả.

"Ngày xưa làng thường xay ngô làm bánh. Tôi nhớ đi làm ruộng về 11 -12h trưa mới bắt đầu đi xay ngô, cả làng có 2 - 3 cái cối. Xay vừa nặng, vừa mệt, tôi đã gần 70 tuổi giờ nhìn lại cối đá thấy bao nhiêu kỷ niệm", một người dân địa phương kể lại ký ức một thời gian khó gắn liền với chiếc cối xay bằng đá nguyên khối.

"Ngày xưa dân làng thường xay ngô làm bánh. Tôi nhớ đi làm ruộng về 11-12h trưa mới bắt đầu đi xay ngô, cả làng có 2-3 cái cối. Xay vừa nặng, vừa mệt, tôi đã gần 70 tuổi rồi, giờ nhìn lại cối đá thấy bao nhiêu kỷ niệm ùa về", một người dân địa phương kể lại ký ức một thời gian khó gắn liền với chiếc cối xay bằng đá nguyên khối.

Những chiếc mâm đồng thau nguyên chất được để ở một chiếc giá riêng biệt. Ngày trước gia đình nào có trong nhà chiếc mâm bằng đồng được coi là khá giả trong làng.

Những chiếc mâm làm từ đồng thau nguyên chất được trưng bày ở một chiếc giá riêng biệt. Ngày trước gia đình nào có trong nhà chiếc mâm bằng đồng được coi là khá giả trong làng.

Điếu bát, một dụng cụ chuyên dùng để hút thuốc lào của các cụ ngày xưa, bên cạnh bộ điếu bát luôn có một cây đèn dầu, que đóm.

Điếu bát, dụng cụ chuyên dùng để hút thuốc lào của các cụ ngày xưa, bên cạnh bộ điếu bát luôn có một cây đèn dầu, que đóm.

Chạn bát được đóng bằng che, cách đây khoảng 20 về trước, hầu hết các gia đình nông thôn Việt Nam đều có những chiếc chạn như thế này để đựng bát đĩa, nồi xành, nồi đồng.

Chạn bát được đóng bằng tre, cách đây khoảng 20 về trước, hầu hết các gia đình nông thôn Việt Nam đều có những chiếc chạn như thế này để đựng bát đĩa, xoong nồi.

trai vét nồi cơm được làm tử mảnh xác máy bay Mỹ rơi ở làng Ngọc Hà (Ba Đình) vào năm 1972.

Trai vét nồi cơm được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ rơi ở làng Ngọc Hà (Ba Đình) vào năm 1972.

Một góc trưng bày dụng cụ làm nông qua các thời kỳ gồm; lưỡi hái, liềm, bào gỗ, kéo, khuôn cắt đất...

Một góc trưng bày dụng cụ làm nông qua các thời kỳ gồm; lưỡi hái, liềm, bào gỗ, kéo, khuôn cắt đất...

Chiếc kẻng báo động được làm từ đầu một quả bom rơi xuống đầu làng.

Chiếc kẻng báo động được làm từ đầu một quả bom rơi xuống đầu làng.

Chuyện lạ ở Hà Nội: Cả làng gom "cổ vật" rồi mang ra trưng bày - Ảnh 15.

Theo bà Sinh, hiện tại "bảo tàng" trưng bày vẫn còn thô sơ, chưa thể hiện được rõ nét ý nghĩa của những hiện vật muốn nói. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục hoàn thiện cho chuyên nghiệp hơn, tiếp tục kêu gọi, sưu tập thêm để bảo tàng được phong phú. Đồng thời, cũng mong muốn biến nơi này thành nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng của địa phương. Tất cả việc này nhằm để thế hệ trẻ tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của cha ông đi trước.