Dân Việt

Chiến sự Nga - Ukraine: Bị loại khỏi Swift, Nga sẽ bắt tay với Trung Quốc?

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, Hoa Kỳ và EU đã loại Nga ra khỏi Swift coi như 1 biện pháp trừng phạt chính quyền Tổng thống Putin. Tuy nhiên, Nga vẫn còn một hệ thống SPFT tự xây dựng từ 2014 và bắt tay với Trung Quốc.

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã đưa ra các biện pháp trừng phạt làm tê liệt lĩnh vực tài chính của Nga, bao gồm cả việc ngăn chặn quyền tiếp cận hệ thống tài chính của Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế (SWIFT) như để trả đũa Nga khi để nổ ra chiến sự Nga - Ukraine.

Biện pháp này đã được công bố chung như một phần của vòng trừng phạt tài chính mới sau khi Nga xâm lược Ukraine. Chúng cũng sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng xuất nhập khẩu hàng hóa của Nga. Các chuyên gia tài chính quốc tế cũng nhận định: "Việc cắt đứt các ngân hàng ra khỏi Swift sẽ ngăn họ tiến hành hầu hết các giao dịch tài chính trên toàn thế giới và chặn hàng hóa xuất nhập khẩu của Nga; Putin bắt tay vào con đường nhằm tiêu diệt Ukraine, nhưng những gì ông ấy cũng đang làm trên thực tế là đang phá hủy tương lai của chính đất nước ông ấy".

Giả sử SPFS của Nga có một số hạn chế, trong trường hợp đó, CIPS (Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) do Trung Quốc phát triển có thể đóng vai trò là một giải pháp thay thế.  Ảnh: @AFP.

Giả sử SPFS của Nga có một số hạn chế, trong trường hợp đó, CIPS (Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc) do Trung Quốc phát triển có thể đóng vai trò là một giải pháp thay thế. Ảnh: @AFP.

Loại khỏi Swift, Nga còn phương án dự phòng

Thực ra, các đồng minh ở cả hai bờ Đại Tây Dương cũng đã xem xét lựa chọn loại ra khỏi SWIFT vào năm 2014, khi Nga xâm lược và sáp nhập Crimea của Ukraine và hậu thuẫn lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine. Khi đó, Nga tuyên bố rằng việc loại bỏ họ khỏi SWIFT sẽ tương đương với một lời tuyên chiến. Các đồng minh EU bị chỉ trích vì phản ứng quá yếu ớt trước hành động gây hấn năm 2014 của Nga nên đã gác lại ý tưởng này. Kể từ sự cố chưa "ra ngô ra khoai đó", Nga cũng đã cố gắng phát triển hệ thống chuyển giao tài chính của riêng mình, nhưng thành công rất hạn chế.

Cụ thể, vào năm 2014, Ngân hàng Trung ương Nga đã tạo ra hệ thống nhắn tin của riêng mình - Hệ thống chuyển các thông điệp tài chính ( System for Transfer of Financial Messages -SPFS) để thay thế SWIFT. Tính đến năm 2020, SPFS xử lý khoảng 13 triệu tin nhắn, trong khi hơn 400 tổ chức tài chính đến từ 23 quốc gia, trong đó chiếm phần lớn là của Nga. 

Để thu hút các thành viên mới, ngân hàng trung ương Nga đã cắt giảm mức thuế của hệ thống này xuống khoảng một nửa mức phí của SWIFT — và vào năm 2019, Bộ tài chính Nga đề xuất bắt buộc tất cả các ngân hàng hoạt động ở Nga - bao gồm cả các công ty con của ngân hàng nước ngoài kết nối với hệ thống tương tự này của Nga. 

Tuy nhiên, các hoạt động trên hệ thống SPFS được giới hạn trong giờ làm việc các ngày trong tuần, không giống như SWIFT hoạt động 24/7, và hệ thống giới hạn kích thước của tin nhắn giao dịch tài chính chỉ ở mức 20 kilobyte.

Có thể thấy, nói về độ quy mô và hiệu quả thì hệ thống SPFS của Nga kém hơn Swift rất nhiều, Swift khi hoạt động như một hệ thống nhắn tin nội bộ giữa hơn 11.000 ngân hàng và tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ,  Swift cũng xử lý hơn 5 tỷ tin nhắn tài chính mỗi năm. Tuy nhiên, ở tình hình hiện tại để giảm bớt hậu quả từ biện pháp trừng phạt mới có nguy cơ được áp dụng, trước mắt các ngân hàng Nga có thể sẽ dựa vào một hệ thống SPFS này.

 Tổng thống Putin sẽ bắt tay với Trung Quốc?

Do những hạn chế từ hệ thống SPFS của Nga, Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới của Trung Quốc (Cross-Border Inter-Bank Payments System-CIPS) đã được coi là một giải pháp thay thế thực tế hơn cho các ngân hàng Nga trong trường hợp mất kết nối.

Về mặt quốc tế, đồng nhân dân tệ có nhiều tiềm năng hơn đồng rúp Nga để trở thành đồng tiền đối thủ với USD. Trên bình diện quốc tế, tỷ trọng của đồng nhân dân tệ chưa đến 2% trong các khoản thanh toán toàn cầu, so với tỷ trọng khổng lồ 40% mà đồng USD nắm giữ, và thua xa so với đồng euro, bảng Anh và yên Nhật. Đó là lý do tại sao hệ thống thanh toán CIPS của Trung Quốc chỉ bằng khoảng 0,3 phần trăm quy mô so với của SWIFT. Nhưng CIPS có thể trở thành một giải pháp thay thế trong khu vực cho SWIFT: ví dụ như ở Âu - Á. 

Các chuyên gia tài chính nhận định, việc áp dụng biện pháp trừng phạt mới này không có tác động lâu dài vì các ngân hàng Nga có thể chuyển các khoản thanh toán của họ qua Trung Quốc.

CIPS đã được gọi là một giải pháp thay thế khu vực cho SWIFT. Ảnh: @AFP.

CIPS đã được gọi là một giải pháp thay thế khu vực cho SWIFT. Ảnh: @AFP.

Vào ngày 4 tháng 2, chỉ vài tuần trước khi xâm lược Ukraine, Nga và Trung Quốc đã nhất trí về quan hệ đối tác "không có giới hạn". Điều này sẽ có ý nghĩa ngay bây giờ.

Tờ Deccan Herald đăng tải bài viết của Megha Pardhi – nhà phân tích của Chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại viện Takshashila nói rằng, việc bị loại khỏi SWIFT có thể khiến Bắc Kinh và Matxcơva đẩy nhanh việc phát triển các hệ thống thanh toán riêng.

Mặc dù SPFS và CIPS đều đang trong giai đoạn phát triển và chưa được chấp nhận rộng rãi như SWIFT, "nhưng điều đó cho thấy Matxcơva và Bắc Kinh thừa nhận sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong bối cảnh có thể bị loại ra khỏi hệ thống tài chính quốc tế".

Và theo như Ấn Độ có liên quan, họ đã đàm phán với Nga để bắt đầu một đồng Rupee riêng giải quyết các khoản thanh toán thương mại nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD cho các khoản thanh toán, giống như đã làm với Iran, vào năm 2018, thông qua Ngân hàng UCO. Nga cũng đang tăng cường dự trữ ngoại hối của mình. Họ đã giảm bớt sự phụ thuộc vào ngoại tệ, nhưng ngân hàng trung ương của Nga vẫn có hơn 16% tỷ lệ nắm giữ bằng  vào cuối tháng 6 năm 2021, giảm so với 22% một năm trước đó.

Và cuối cùng còn một lựa chọn khác là Nga tăng tốc độ giới thiệu đồng rúp kỹ thuật số để đảm bảo các giao dịch xuyên biên giới, vì các Ngân hàng trung ương Nga sẽ có thể di chuyển tiền tệ mà không cần bất kỳ mạng lưới ngân hàng đại lý hoặc hệ thống nhắn tin nào. Vì USD là tiền tệ dự trữ nên nó được sử dụng rộng rãi làm phương tiện trao đổi và thanh toán xuyên biên giới. Nhưng tiền điện tử đang là thứ chiếm được vị thế trong hệ sinh thái kỹ thuật số, trong khi đó đồng đô la Mỹ cũng vì thế mà đang mất dần vị thế thống trị.

Huỳnh Dũng  -Theo Timesofindia/Cbsnews/Scmp