Mỹ sẽ ra quyết định này đơn phương mà không có các đồng minh Châu Âu, do bất đồng giữa các nước Châu Âu về việc có cấm năng lượng Nga hay không. Các nước EU đã phụ thuộc vào năng lượng của Nga nhiều hơn Mỹ.
Các quan chức Mỹ quyết định rằng do sức ép chính trị cực độ trong nước, họ sẽ hành động mà không cần liên minh và không tạo ra các vấn đề lớn.
Dầu của Nga chiếm khoảng 3%nhập khẩu dầu vào Mỹ năm 2021, theo con số của nhà chức trách Mỹ. Tổng cộng nhập khẩu dầu và xăng của Nga chiếm 8% nhập khẩu của Mỹ.
Nhưng năm 2022 con số nhập khẩu dầu thô Nga vào Mỹ đã giảm mạnh xuống tốc độ thấp nhất kể từ năm 2017.
Lệnh cấm này có thể khiến thị trường bất ổn hươn và giá dầu càng tăng mạnh.
Về phía lục địa cũ, EU sẽ thảo luận các kế hoạch nhằm giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga. Cuộc chiến ở Ukraine khiến các quan chức EU thấy cần gấp rút có biện pháp tự chủ năng lượng, không chỉ bởi khí đốt Nga đến EU qua lãnh thổ Ukraine, mà còn do lo ngại Nga có thể cắt nguồn cung.
Năm 2019 khí đốt Nga chiếm 41% nhập khẩu khí đốt của EU. Giờ đây EU đang tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, đặc biệt là khí hoá lỏng. EU đang thảo luận mua khí hoá lỏng của các quốc gia như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và chuyển nguồn cung tới Châu Âu qua biển. Song các quan chức EU nói rằng cũng phải mất vài năm mới có thể độc lập với Nga về khí đốt.
Vài ngày trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói rằng Nga có toàn quyền áp lệnh cấm vận với khí đốt sang Châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 để đáp trả quyết định của Đức ngừng dự án Nord Stream 2.