Dân Việt

Giá xăng dầu hôm nay 9/3: Dầu Brent tiến sát mốc 130 USD sau khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết 09/03/2022 07:47 GMT+7
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng nay sau khi leo thang khoảng 4% vào phiên trước, vì Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga và Anh cho biết sẽ kết thúc mua dầu Nga vào cuối năm.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,81% lên 125,72 USD/thùng vào lúc 7h07 (giờ Việt Nam) ngày 9/3. Giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,09% lên 129,3 USD/thùng. 

Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 7h07 ngày 9/3/2022

Tên loại

Kỳ hạn

Sàn giao dịch

Giá

%thay đổi

Đơn vị tính

Dầu thô

Giao tháng 8/2022

Tokyo

77.500

0,94

JPY/thùng

Giá dầu Brent

Giao tháng 5/2022

ICE

129,3

0,09

USD/thùng

Dầu Thô WTI

Giao tháng 4/2021

Nymex

125,72

0,81

USD/thùng

Nguồn: Tố Tố tổng hợp.

Giá dầu thô tăng khoảng 4% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (9/3) vì Mỹ Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga và Anh cho biết sẽ kết thúc mua dầu Nga vào cuối năm. Các quyết định này được cho là sẽ làm gián đoạn thêm thị trường năng lượng, với Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới. 

Giá dầu đã tăng hơn 30% kể từ khi Nga tấn công Ukraine, với Mỹ và các nước khác áp đặt một loạt các lệnh trừng phạt đối với Nga. Xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga đã bị cô lập trước lệnh cấm do các thương nhân tìm cách tránh né lệnh trừng phạt trong tương lai.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố cấm nhập khẩu dầu và các sản phẩm năng lượng khác của Nga. 

Trong khi Anh cho biết nước này sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu từ Nga vào cuối năm 2022, giúp thị trường và các doanh nghiệp có thời gian tìm kiếm các giải pháp thay thế. 

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau tăng 3,9% lên 127,98 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 3,6% lên 123,70 USD/thùng.

Nga xuất khẩu từ 7 - 8 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu/ngày cho các thị trường toàn cầu, theo Reuters

Các đồng minh châu Âu dự kiến sẽ không tham gia với Mỹ trong lệnh cấm này, nhưng những người mua lớn tại đây đã tránh xa dầu có nguồn gốc từ Nga. 

Shell, một công ty lớn đáng chú ý mua dầu thô của Nga, đã phải đối mặt với hàng loạt chỉ trích, gồm cả từ ngoại trưởng Ukraine. Hôm 8/3, Shell cho biết họ sẽ không mua dầu của Nga nữa.

Sự gián đoạn có thể ảnh hưởng đến các thị trường năng lượng khác, vì dầu và các sản phẩm của Nga được sử dụng để tinh chế thành các hàng hóa khác.

Ông Roger Diwan, phó chủ tịch dịch vụ tài chính của S&P Global, cho biết thị trường năng lượng đang ở giai đoạn đầu của làn sóng chấn động đó.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm cho biết sau thông báo trừng phạt rằng các đồng minh không chịu áp lực cấm vận dầu Nga.

"Chúng tôi không phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Nga và cũng không dựa vào khí đốt của Nga. Chúng tôi biết rằng các đồng minh của chúng tôi trên toàn thế giới có thể không ở cùng vị trí đó. Và vì vậy chúng tôi không yêu cầu họ làm như vậy", ông Granholm nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn.

Matt Smith, nhà phân tích hàng đầu về dầu mỏ tại Kpler, cho biết bất chấp việc nhập khẩu của Mỹ từ Nga chỉ là quy mô nhỏ, lệnh cấm khiến nguồn cung trở nên thắt chặt hơn. 

"Đây chỉ là một đợt leo thang nữa trong một loạt các sự kiện đã đẩy giá dầu thô và sản phẩm lên cao hơn", ông Smith nói thêm.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay

Chiều ngày 1/3, Liên Bộ Công Thương-Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện giảm mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng/dầu

Thay đổi

Giá không cao hơn

Xăng E5RON92

+ 545 đồng/lít

26.077 đồng/lít

Xăng RON95-III

+ 547 đồng/lít

26.834 đồng/lít

Dầu diesel 0.05S

+ 509 đồng/lít

 21.310 đồng/lít

Dầu hỏa

+ 469 đồng/lít

 19.978 đồng/lít

Dầu mazut 180CST 3.5S

+ 536 đồng/kg

 18.468 đồng/kg

Mức giá này có hiệu lực từ 15h chiều ngày 1/3.