Đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây - đóng băng hơn một nửa dự trữ của Ngân hàng Trung ương và có nguy cơ vỡ nợ, Nga đã thông qua quyết định khôn ngoan, cho phép các cá nhân và công ty trả khoản vay cho các nước "không thân thiện" bằng đồng rúp chứ không phải bằng ngoại tệ, tờ The Conversation bình luận.
Theo The Conversation nhận xét, Nga đã thi hành một động thái khôn khéo, hướng tới mục đích gián tiếp nhận sự hỗ trợ của các ngân hàng nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt mới chống Nga ảnh hưởng trực tiếp đến những người vay tín dụng từ ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên, tỷ giá đồng rúp trượt dốc mạnh đang nâng cao đáng kể khả năng tăng ồ ạt những khoản nợ chưa thanh toán.
Trong tình hình đó, quyết định của chính quyền Nga cho phép trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp có khả năng chuyển "quyền điều khiển quản lý" bản tệ quốc gia từ Ngân hàng Trung ương sang các ngân hàng quốc tế.
"Bằng cách như vậy, Nga thuyết phục họ gián tiếp hỗ trợ nền kinh tế Nga để tránh mất giá các khoản vay", The Conversation nhận định.
Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine từ ngày 24/2, Mỹ và các nước phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt chưa từng có lên Nga, trong đó có việc đóng băng hơn một nửa dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, khiến các giao dịch quốc tế và nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề.
Tuy nhiên, trái với những thông tin từ phương Tây dự báo rằng Nga sẽ vỡ nợ, chính phủ Nga có vẻ tự tin với tình hình thực tế.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương, tính đến ngày 1/1/2022 nợ nước ngoài của Nga lên tới 478,2 tỷ USD, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước nợ 62,56 tỷ USD. Bộ Tài chính Nga tuyên bố sẽ hoàn thành nghĩa vụ theo trái phiếu Chính phủ đúng hạn và đầy đủ.
Theo thông báo của Bộ, các khoản thanh toán bằng Eurobonds cho công dân sẽ bằng tiền rúp, còn cho đối tượng không phải là công dân thì theo các giấy tờ phát hành, nhưng trên thực tế, chuyện những khoản thanh toán đó tuỳ thuộc vào khả năng có thực hiện được chăng trong điều kiện áp đặt trừng phạt.
Nhà phân tích người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Güller cũng cho rằng, một trật tự thế giới mới đang được hình thành và nguy cơ biến động kinh tế, sau đó Mỹ sẽ dần mất ưu thế.
"Một thế giới mới đang được hình thành, trong đó không chỉ Mỹ, mà còn cả Trung Quốc, EU, Nga và Ấn Độ đóng vai trò như những trung tâm quyền lực toàn cầu", chuyên gia Ali Güller nói.