Sau khi gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ đầy bất ngờ của Ukraine, Nga đã đánh giá lại chiến lược của mình và vào ngày 25/3 bắt đầu tập trung vào việc đảm bảo an ninh miền đông Ukraine, mà đỉnh điểm là việc rút quân bất ngờ khỏi Kiev và các thành phố xung quanh - một động thái mà một số chuyên gia tình báo và quân sự cho rằng chỉ là một nỗ lực cứu vãn tình thế.
McFarland nói: "Kế hoạch A của họ là tập trung hàng loạt dọc biên giới Ukraine và cho rằng Ukraine sẽ từ bỏ tham vọng gia nhập NATO cũng như từ bỏ Donbass".
"Khi điều đó không xảy ra, Nga chuyển sang Kế hoạch C là chiến tranh kéo dài và bao vây", chuyên gia McFarland nhận định. "Khi điều đó không hiệu quả, họ đã chuyển sang Kế hoạch D là củng cố ở phía đông và xung đột đóng băng dọc biên giới Ukraine để dễ dàng chiếm ưu thế với các địa hình quen thuộc".
Trước đó, không chỉ chuyên gia McFarland mà phần lớn giới phân tích đều tin rằng, Nga nhắm đến việc chiếm Donbass/ các tỉnh phía đông. Nhưng thực tế theo bình luận của McFarland là Nga đã hoàn toàn l thất bại về tình báo và quân sự. Chuyên gia McFarland nhấn mạnh rằng Nga đã không lường trước được các phản ứng của giới lãnh đạo và người dân Ukraine.
"Có lẽ, họ nghĩ rằng các nhà lãnh đạo Ukraine đã bị mua chuộc và sẽ bỏ trốn, và Nga có thể thành lập một chính phủ bù nhìn", chuyên gia McFarland nói thêm.
Fredrick Kagan, giám đốc Dự án Các mối đe dọa nghiêm trọng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định rằng: "Mục tiêu tổng thể của chiến dịch quân sự của Nga là thay thế chính phủ Zelensky bằng một chính phủ mà Moscow có thể kiểm soát. Nhưng nỗ lực đó đã thất bại".
Ông Kagan cũng nhận định thêm rằng: "Những tổn thất nặng nề ở Ukraine đã đẩy Nga gấp rút xây dựng quân đội một lần nữa, với nỗ lực bắt buộc mạnh mẽ hơn và các phương pháp đi tắt đón đầu khác sẽ cho phép họ tái triển khai lực lượng ở Ukraine.
Cuối cùng, Kagan tin rằng Tổng thống Nga Putin sẽ không từ bỏ mục tiêu của mình: " Ông ấy (Putin) không chấp nhận chủ quyền của Ukraine và ông ấy không chấp nhận sự tồn tại của Ukraine như một quốc gia độc lập".