Thức ăn
Ăn quá nhiều măng tây (Aspagarus), hành tây, tỏi tây, tỏi, rượu là nguyên nhân gây nước tiểu có mùi. Bởi chúng khiến bạn đi tiểu ra các hợp chất lưu huỳnh gọi là acid Asparagusic đào thải qua nước tiểu gây nên mùi hôi.
Vì thế, bạn hãy chú ý tới những thực phẩm bạn ăn để hạn chế mùi hôi khi đi tiểu.
Mang thai
Nước tiểu có mùi hôi là một triệu chứng khi mang thai trong giai đoạn đầu, nguyên nhân là do sự thay đổi cân bằng hormone.
Phụ nữ mang thai tạo ra nhiều máu hơn chảy khắp cơ thể, điều này có nghĩa là chúng cũng tạo ra nhiều nước tiểu hơn.
Vì vậy trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ nên chú ý uống nhiều nước để tránh mất nước, cơ thể thiếu nước làm cho nước tiểu bị cô đặc sẽ tạo ra nước tiểu có mùi nặng hơn bình thường.
Mất nước
Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm và có mùi hôi, nguyên nhân có thể bị mất nước.
Giải pháp rất đơn giản: uống nhiều nước hơn. Trong vòng vài giờ, nước tiểu sẽ trở nên nhẹ hơn và không còn mùi hôi. Trung bình mất khoảng ba giờ để khiến những gì bạn ăn và uống có tác dụng lên nước tiểu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Có một số dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu: nước tiểu đặc và có mùi hôi, cảm giác đau hoặc rát khi đi tiểu và đau bụng dưới là những dấu hiệu phổ biến nhất.
Nếu nhận thấy nước tiểu của mình có màu sẫm hơn và có mùi hôi đó có thể là do mất nước. Nhưng nếu điều này đi kèm với một trong các triệu chứng khác vừa nêu ra thì có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Lúc này, hãy gặp bác sĩ để xin tư vấn, và điều trị càng sớm càng tốt.
Thuốc bạn dùng
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến màu sắc và mùi nước tiểu. Ví dụ, một số loại thuốc làm giảm lượng đường trong máu vì chúng ngăn chặn quá trình đường hấp thụ vào thận và vận chuyển vào máu.
Đường này đi vào nước tiểu có thể gây ra màu và mùi lạ. Ngoài ra còn có nhiều loại thuốc có thể khiến nước tiểu có mùi giống như mùi trứng thối, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh thấp khớp.