Trước đây, rau má chỉ là loại rau mọc dại nhưng giờ đây, loại rau này được bán với giá gấp 2-3 lần nhiều loại rau khác. Hiện rau má có giá 35.000 - 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, rau muống chỉ có giá 14.000 – 16.000 đồng/kg, rau lang 12.000 đồng/kg. Người Việt dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn cho mát. Ở miền Nam rau má được xay ra, hòa với đường làm nước giải khát.
Rau má là một loại cây mọc dại "sau hè nhà" không quá xa lạ đối với người dân Việt. Đây là một loại cây giúp thanh nhiệt cơ thể hiệu quả và được sử dụng để làm các món ăn dân giã trong bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh đó, rau má còn là “nhân sâm tự nhiên” mà không phải ai cũng biết.
Trong Đông y, rau má vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, chống độc, lợi tiểu.
Nói về nguồn gốc của cây rau má thì rau má thuộc loại cây thân thảo, có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương, nước Úc, New Guinea, Melanesia, Malesia và các nước ở khu vực châu Á.
Rau má không chỉ là một loại rau được sử dụng hằng ngày mà còn được dùng phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học Ayurveda. Chẳng hạn:
Võ sư môn Thái cực quyền là Lý Thanh Vân đã sử dụng một số loại thảo dược Trung Hoa (trong đó có rau má) nên đã sống thọ đến 256 tuổi.
Người dân Ấn Độ gọi rau má là Brahmi- nghĩa là một loại thảo dược giúp con người có thể hòa hợp với tâm thức vũ trụ.
Ngoài ra, rau má còn thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các nhà thông thái, vị thiền sư.
Vốn thuộc cây thân thảo nên thân cây của rau má trông khá mảnh, có màu xanh lục (hoặc lục ánh đỏ), mọc bò khắp nơi (nhất là chỗ ẩm mát) và có rễ mọc ở các mấu.
Hoa rau má có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, hồng phớt đỏ và mọc thành các tán nhỏ. Còn quả rau má có hình mắt lưới dày dặc và thường chín sau khoảng 3 tháng.
Sở dĩ, loài cây, rau dại quen thuộc này được coi như một loại "nhân sâm tự nhiên" bởi những công dụng của nó cả về sức khỏe và sắc đẹp.
Từ xưa đến nay, cây rau má đã được biết đến là thần dược trong y học. Nó có vị đắng, tính bình và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc vô cùng tuyệt vời. Trong Đông Y, đây là vị thuốc thường được sử dụng để chữa thổ huyết, khí hư, mụn nhọt hiệu quả. Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì phân tích rằng dịch chiết cây thuốc này thúc đẩy hình thành tế bào da nên giúp da nhanh liền vết thương hơn.
Đó cũng chính là lý do mà dịch chiết từ loại rau này thường được các nhà khoa học bào chế để điều trị các bệnh lý về do giải phẫu, chấn thương, ung thư, vẩy nến… Hoạt chất Bracoside A từ rau má còn có khả năng kích thích sự bài tiết của NO. Từ đó giúp máu di chuyển qua mô nhiều hơn và chấm dứt cơn đau tim hiệu quả.
Đồng thời, những hoạt chất trong rau má còn giúp đào thải độc tố, cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch và gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Qua đó giúp cơ thể mọi người luôn có trái tim khoẻ mạnh và yêu đời hơn.
Rau má có tác dụng dưỡng ẩm da cực cao. Chỉ cần mỗi ngày bạn đắp bã rau má lên da thì tin rằng sau 2 tuần bạn sẽ cảm nhận sự khác biệt rõ nét nhất của làn da mình. Đó là bạn sẽ có một làn da tươi sáng và mịn màng hơn.
Rau má chứa nhiều vitamin và dưỡng chất khác nhau nên giúp chị em dưỡng trắng da hiệu quả. Bên cạnh đó, hợp chất Saponin, Triterpenoids còn có khả năng tái tạo tế bào mô da nên giúp mang lại cho chị em làn da mịn màng và căng bóng hơn.
Tác dụng tuyệt vời của loại rau này còn được thể hiện trong việc điều trị mụn. Đây là loại rau vốn có tính mát nên sẽ giúp cơ thể thải các độc tố hiệu quả nên giúp chị em ngăn ngừa mụn. Đồng thời, hợp chất saponin ở bên trong rau còn có thể loại bỏ những vết mụn cứng đầu nên giúp chị em có làn da tươi sáng hơn.
Tinh chất có trong dược liệu này giúp làm mờ các vết thâm do mụn hiệu quả. Vì nó có khả năng ức chế sự hình thành của melanin nên sẽ giúp làn da chị em sẽ được cải thiện sau mụn.
Các hợp chất flavonoid, saponin trong dược liệu còn có khả năng loại bỏ gốc tự do cũng như sản sinh collagen. Qua đó giúp chị em có làn da căng bóng và mịn màng với thời gian.
Rau má là loại rau phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên người dùng không nên lạm dụng. Chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40g rau má) mỗi ngày và không uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng.
Những phản ứng dị ứng với rau má có thể gặp bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Người dùng cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ. Dù các triệu chứng này cũng như việc các hợp chất trong rau má phản ứng với nhau rất ít gặp nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng rau má.
Những người không nên dùng rau má
– Phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Những người đang mong muốn thụ thai.
– Người bị tiểu đường: Người bị tiểu đường nên sử dụng ra má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
– Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần. Rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.