Dân Việt

Mối liên kết còn lỏng lẻo khi nhà máy chế biến lại ít mua mì thẳng từ nông dân

Nguyên Vỹ 27/04/2022 13:45 GMT+7
Đó là phát biểu của người đứng đầu ngành NN&PTNT tỉnh Tây Ninh, khi nói về mối liên kết giữa nhà sản xuất và người nông dân trong việc chế biến tinh bột mì của địa phương

Rất nhiều nhà máy chế biến tinh bột mì có công suất lớn và công nghệ hiện đại có mặt ở Tây Ninh. Những nhà máy này không chỉ chế biến tinh bột mì cho Tây Ninh mà còn chế biến cho nguồn nguyên liệu ở Campuchia và các tỉnh thành lân cận. Thế nhưng, hiện nay, các nhà máy vẫn còn thu mua tự do, chưa có nhiều đơn vị ký hợp đồng trực tiếp với nông dân, để qua đó, tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định. Phóng viên báo Dân Việt có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh quanh vấn đề này.

Khắc phục mối liên kết lỏng lẻo giữa nhà máy chế biến tinh bột mì với nông dân. Thực hiện: Nguyên Vỹ


Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu tấn tinh bột mì; trị 949,6 triệu USD. Trong đó, các nhà máy chế biến ở Tây Ninh có đóng góp không nhỏ.

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh: Khoai mì là cây trồng chủ lực của tỉnh Tây Ninh. Kim ngạch xuất khẩu mì và các sản phẩm từ mì của Tây Ninh hơn 500 triệu USD/năm. Năng lực chế biến của các nhà máy hiện chiếm gần 50% sản lượng tinh bột mì cả nước. Ảnh: Nguyên Vỹ


Các nhà máy ở Tây Ninh nhập nguyên liệu về, chế biến ra tinh bột và các sản phẩm sau tinh bột, như tinh bột biến tính, mạch nha, thức nă gia súc. Đây là những sản phẩm cho giá trị kinh tế cao, đóng góp vào ngân sách và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động.

Đưa khoai mì nguyên liệu về nhà máy chế biến tinh bột mì ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Đưa khoai mì nguyên liệu về nhà máy chế biến tinh bột mì ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Liên kết nhà máy chế biến tinh bột mì với vùng nguyên liệu

PV: Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng vùng Đông Nam Bộ phát triển quá nhanh năng lực chế biến nhưng vùng nguyên liệu lại không theo kịp. Ông đánh giá vấn đề này thế nào ở địa bàn tỉnh Tây Ninh?

Đây hoàn toàn là vấn đề kinh tế thị trường. Khi người sản xuất có lợi nhuận, và họ thấy còn dư địa sẽ tiếp tục phát triển, tăng thêm nhà máy.

Nếu tính theo công suất trên năm thì hiện nay, công suất chế biến của các nhà máy ở Tây Ninh đã đã gấp 3 lần so với nguồn cung.

Điểm thuận lợi là khi có nhiều nhà máy, Tây Ninh có cơ hội nhập thêm nguyên liệu từ Campuchia và các tỉnh khác về chế biến, xuất khẩu và thu ngoại tệ.

Công suất chế biến cao còn cho phép các nhà máy chế biến trong thời gian ngắn. Việc chế biến tập trung, đúng mùa vụ sẽ giúp hiệu quả đạt mức cao nhất.

Nông dân trồng khoai mì ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Nông dân trồng khoai mì ở Tây Ninh hiện nay lúc nào cũng bán được mì và bán với giá cao. Đó là tín hiệu thuận lợi cho người trồng mì. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tập kết nguyên liệu khoai mì tại một nhà máy chế biến tinh bội mì ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tập kết nguyên liệu khoai mì tại một nhà máy chế biến tinh bội mì ở Tây Ninh. Ảnh: Nguyên Vỹ

Tây Ninh có 68 nhà máy chế biến tinh bột mì; tổng công suất thiết kế mỗi năm đạt khoảng 6,4 triệu tấn củ. Tổng công suất thiết kế khoảng 173.000 tấn sản phẩm/tháng.

Trong đó có 18 doanh nghiệp có công suất từ 50- 300 tấn bột/ngày, và 50 cơ sở với công suất dưới 50 tấn bột/ngày.