Tùy thuộc vào người bạn hỏi ở Washington, DC, khi nhận xét về tin tức hội đồng quản trị của Twitter đã chấp nhận đề nghị mua lại công ty với trị giá 44 tỷ đô la của Elon Musk và giữ nó ở chế độ riêng tư, có người cho rằng, sự kiện này đánh dấu sự trở lại của quyền tự do ngôn luận trực tuyến, hoặc có thể là bằng chứng cho thấy rằng, các tỷ phú như Musk phải trả thuế cao hơn.
"Tự do ngôn luận đang trở lại", Hạ nghị sĩ Jim Jordan, R-Ohio, thành viên cấp cao trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã viết dòng tweet rằng, yêu cầu hội đồng quản trị của Twitter lưu giữ các tài liệu liên quan đến lời đề nghị của Musk, báo hiệu một cuộc điều tra tiềm năng nếu Đảng Cộng hòa giành lại quyền kiểm soát trong tương lai. Và ″#TaxtheRich" (hãy đánh thuế người giàu), một đại diện Mark Pocan của D-Wisc đã chia sẻ dòng tweet.
Đó là hai chủ đề nổi bật từ các nhà lập pháp ở bên phải và bên trái xung quanh tin tức về thỏa thuận này. Các phản ứng nêu bật cách cả hai bên nhìn nhận khác nhau về các vấn đề cốt lõi trong ngành công nghệ, nhấn mạnh tại sao Quốc hội Mỹ vẫn chưa thông qua luật có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực này, về các chủ đề bao gồm quyền riêng tư kỹ thuật số, chống độc quyền và kiểm duyệt nội dung.
Ở bên phải, sự lạc quan về "quyền tự do ngôn luận" trên Twitter bắt nguồn từ những chỉ trích của chính Musk về các phương pháp kiểm duyệt nội dung của nền tảng. Musk gọi Twitter là "quảng trường thị trấn kỹ thuật số" trong một tuyên bố kèm theo thông cáo báo chí về tin tức.
Tại một lần xuất hiện trước công chúng sau khi tiết lộ lời đề nghị mua lại công ty, Musk nói rằng ông thích dùng "chế độ thời gian chờ" thay vì các lệnh cấm vĩnh viễn, điều này cho thấy có thể có một con đường để cựu Tổng thống Donald Trump quay trở lại nền tảng. Vốn dĩ, Twitter đã cấm Trump khỏi nền tảng sau những dòng tweet của ông xung quanh cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 tại Điện Capitol Hoa Kỳ năm ngoái. Vào thời điểm đó, Twitter cho biết họ đưa ra quyết định "do có nguy cơ tiếp tục kích động bạo lực".
"Big Tech không thể tiếp tục bịt miệng mọi người - họ không và không nên là người phân xử sự thật", Hạ nghị sĩ Cathy McMorris Rodgers, cũng là Thành viên của Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện đã làm việc về quyền riêng tư và kiểm duyệt nội dung. ″Đã đến lúc thay thế việc kiểm duyệt Big Tech bằng cuộc chiến ý tưởng và tôi hy vọng về một hướng tự do ngôn luận mới tại @Twitter".
"Hôm nay là một ngày khuyến khích tự do ngôn luận", Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn, người đã đưa ra luật để hạn chế lá chắn trách nhiệm của nền tảng trực tuyến xung quanh việc kiểm duyệt nội dung. "Tôi hy vọng rằng Elon Musk sẽ giúp kiềm chế lịch sử kiểm duyệt người dùng và nên có quan điểm khác hơn so với của các Big Tech hiện tại".
Trong khi đó, nhiều nhà lập pháp đảng Dân chủ đã chia sẻ dòng tweet tập trung nhiều hơn vào sức mua của Elon Musk hơn là tác động tiềm tàng đối với sản phẩm của Twitter.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, D-Mass chia sẻ: "Thỏa thuận này nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta. Các tỷ phú như Elon Musk chơi theo một bộ quy tắc khác với những người khác, tích lũy quyền lực vì lợi ích của riêng họ. Chúng tôi cần thuế tài sản và các quy tắc mạnh mẽ để giữ cho Big Tech có trách nhiệm giải trình".
Còn Hạ nghị sĩ Bonnie Watson Coleman đã tweet rằng, giá trị 44 tỷ USD của thương vụ này "chưa bằng 17% giá trị tài sản ròng ước tính 264,6 tỷ USD của ông ấy. Các tỷ phú như Musk trả thuế suất thấp hơn so với nhân viên cứu hỏa, giáo viên và y tá. Nếu điều đó nghe có vẻ vô lý, đó là bởi vì nó là như vậy. Chúng ta cần thuế thu nhập tối thiểu của giới tỷ phú".
Một khi họ có đủ khả năng mua Twitter, thì họ phải có đủ khả năng trả phần thuế công bằng của mình", Hạ nghị sĩ Katherine Clark tuyên bố.
Còn đại diện Pramila Jayapal, D-Wash ra thông báo chính thức: "Chỉ xin nhắc lại rằng từ năm 2014-2018, Elon Musk đã trả mức thuế hiệu quả là 3,27%", cô viết sau khi tin tức về thỏa thuận hoàn tất. "Các gia đình lao động Mỹ trung bình phải trả mức thuế là 13%. Đã đến lúc phải đánh thuế cao tài sản giới tỷ phú ở đất nước này".
Trong khi đó tại Nhà Trắng, thư ký báo chí Jen Psaki từ chối bình luận về giao dịch cụ thể nhưng cho biết, "như một vấn đề chung, bất kể ai sở hữu hoặc điều hành Twitter, tổng thống Mỹ từ lâu đã lo ngại về sức mạnh của các nền tảng truyền thông xã hội lớn, quyền lực mà họ có đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta".
Bà nói thêm rằng, Tổng thống Joe Biden từ lâu đã ủng hộ các cải cách để giữ các nền tảng công nghệ phải chịu trách nhiệm về tác hại bắt nguồn từ dịch vụ của họ, bao gồm bằng cách cải cách lá chắn trách nhiệm pháp lý của công nghệ theo Mục 230, ban hành các cải cách chống độc quyền và yêu cầu minh bạch.