Giải pháp công nghiệp do Gallosuisse đưa ra để chấm dứt việc sử dụng trứng 'vô tội vạ' của thị trường gia cầm bất kể giới tính của gà con, điều sẽ dẫn tới chuỗi liên hoàn 'cạn kiệt' của lượng gà mái và cả trứng trong tương lai.
Chủ tịch của Gallosuisse, Daniel Würgler, cho biết: "Ngành công nghiệp sản xuất trứng của Thụy Sĩ đang phát triển, nhưng không bắt kịp Đức chủ yếu bắt nguồn từ việc việc 'giết gà con'. Giải pháp công nghiệp Gallosuisse là một thành công đối với hiệp hội các nhà sản xuất và giải pháp ngành mà nó đã phát triển hiện đang được triển khai cho thấy rằng tất cả các bên tham gia trong chuỗi giá trị có thể cùng nhau giải quyết những thách thức phức tạp."
Mục tiêu đặt ra là xác định giới tính trong quả trứng, nhờ đó gà con đực không thể đẻ trứng trong tương lai sẽ được phân loại tránh tình trạng 'giết nhầm' gà con mái. Hiện công ty In Ovo của Hà Lan đã ký hợp đồng với Gallosuisse, Thụy Sĩ để cho ra đời chiếc máy Ella, đang được thử nghiệm xác định giới tính của gà con vào ngày thứ 9 khi ấp cho hai trại giống thông thường của Thụy Sĩ. Tất cả các phương pháp có sẵn sẽ được kiểm tra trước về độ tin cậy, độ chính xác, chi phí và tính khả thi ở Thụy Sĩ.
Mỗi giai đoạn xác định giới là một đổi mới công nghệ và Thụy Sĩ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm Ella. Sau hai chiếc máy đầu tiên, nhiều chiếc nữa sẽ được chế tạo vào năm 2022 và được sử dụng thử trong các trại sản xuất giống trước khi được sử dụng rộng rãi trên thị trường thế giới vào tháng 1 năm 2024, sau khi toàn bộ ngành công nghiệp gia cầm giải quyết xong các khoản nợ cuối cùng với nhau.
Trứng và thịt thường đến từ cùng một con gà mái: gà mái đẻ trứng và gà trống được vỗ béo và thụ tinh cho gà mái. Khi dân số thế giới tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ thịt gà và trứng cũng bị đẩy lên cao. Để đáp ứng nhu cầu và nâng cao hiệu quả nguồn lợi, các giống gà khác nhau đã được lai tạo. Một số đặc biệt thích hợp để đẻ trứng, một số khác để vỗ béo.
Hiện trên thế giới tồn tại loại gà giống lưỡng dục. Nhưng theo các nhà nghiên cứu, giống lưỡng dụng có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thông thường. Với hữu cơ, sự khác biệt về thời gian vỗ béo là nhỏ vì dù sao cũng có sản xuất rộng rãi. Trong cách vỗ béo thông thường, chi phí sẽ tăng gấp đôi và hiệu quả sử dụng tài nguyên trên một kg thịt sẽ giảm xuống. Ngoài ra, những con gà mái của những giống này đẻ ít trứng hơn từ 15 đến 30 phần trăm, chúng cũng nhỏ hơn. Đối với cùng một lượng trứng, đàn sẽ phải tăng thêm một phần ba, cần nhiều thức ăn hơn và nhiều chuồng hơn trong khu nông nghiệp. Nếu người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều hơn để nhận ít hơn, đó chắc chắn sẽ là một lựa chọn.
Do gà trống không đẻ trứng và gà đẻ không cho thịt cũng như các giống gà vỗ béo, nên tập quán giết gà con đã phát triển vì lý do kinh tế và chất lượng sản phẩm. Ở Thụy Sĩ, những gà con được gọi là gà con một ngày tuổi này là phụ phẩm của động vật, cho đến nay đã được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc trong các nhà máy khí sinh học và ủ phân.
Chủ tịch của Gallosuisse, Daniel Würgler cho biết thêm: "3,5 triệu gà con đực bị giết bằng khí gas hàng năm ở Thụy Sĩ, khoảng 700.000 trong số đó được chế biến làm thức ăn cho gà con mái, gia súc và vật nuôi khác. Theo Würgler, việc tái chế này được coi là hợp lý và phải được giữ lại, nếu không sẽ phải nhập khẩu số lượng thức ăn này. Do đó, một giải pháp đã được tìm kiếm cho 2,1 triệu gà con đực thông thường còn lại, sau khi 700.000 được sử dụng cho các nhà máy khí sinh học, ủ phân".
Theo Würgler việc xác định giới tính trong trứng ngay từ 0 ngày tuổi sẽ tiết kiệm tài nguyên và 'đúng về mặt đạo đức' hơn. Nhưng hiện nay các nghiên cứu vẫn đang được xem xét ở ngày thứ 7 đến ngày 13 của quá trình ấp và vẫn chưa rõ chính xác thời điểm phôi thai bắt đầu cảm thấy đau. Theo Văn phòng Thú y và An toàn Thực phẩm Liên bang Thụy Sĩ (BLV, thuộc Bộ Nội vụ Liên Bang FDHA), việc xác định giới tính trong trứng hiện có thể được thực hiện tự động và trong một khoảng thời gian hợp lý, với độ tin cậy chấp nhận được, ngay cả trong điều kiện công nghiệp, không muộn hơn ngày thứ 10 sau khi ấp.
"Theo nghiên cứu tài liệu của chúng tôi trên các ấn phẩm khoa học, phôi gà khó có thể cảm thấy đau đớn cho đến ngày thứ 10 hoặc 11 của quá trình ấp, vì vậy việc giết phôi trong trứng bằng một phương pháp cực nhanh ngay sau khi xác định giới tính là chính đáng", Doris Schneeberger từ BLV cho biết. Tuy nhiên, liệu việc loại bỏ 'giết gà con' kịp thời bằng công nghệ in-ovo có thành công hay không còn phụ thuộc vào việc liệu có sẵn cơ sở hạ tầng cần thiết để xác định giới tính tự động và kết thúc nhanh quá trình ấp trứng vào cuối năm 2023 hay không? Và, giải pháp này chỉ bền vững nếu trứng bị tiêu hủy có thể được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Theo BLV, việc tìm ra một phương pháp không có chất tồn dư sẽ được loại trừ việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi là rất hợp lý.
Và chính trong lĩnh vực này, Chủ tịch của Gallosuisse, Daniel Würgler vẫn còn những băn khoăn của mình: "Công nghệ này hứa hẹn rất nhiều điều, nhưng liệu nó có hoạt động hoàn hảo trong điều kiện thực tế bình thường hay không vẫn còn phải xem xét. Máy xác định giới tính tương ứng sẽ phải đủ công suất chạy vài giờ một ngày trong nhiều tháng, bởi vì mỗi trại sản xuất sẽ phải kiểm tra vài triệu quả trứng".