Dân Việt

Siết tín dụng bất động sản, thanh khoản căn hộ TP.HCM giảm mạnh

Hồng Trâm 09/05/2022 11:40 GMT+7
Sức tiêu thụ căn hộ TP.HCM trong quý đầu năm đang có dấu hiệu sụt giảm, thậm chí kém hơn cả giai đoạn khó khăn do tác động dịch bệnh cùng kì năm trước.

Thanh khoản căn hộ xuống mức thấp

4 tháng qua, chị Lê Mỹ Duyên rao bán căn hộ 65m2 với giá 2,5 tỷ tại TP.Thủ Đức nhưng vẫn chưa tìm được người mua. Mức giá chị Duyên đưa ra được đánh giá là khá cạnh tranh so với các căn hộ khác cùng tòa nhà cũng đang chào bán.

"Tôi có kí gửi căn hộ cho một số môi giới để họ tìm khách nhưng cũng chưa hiệu quả. Nhiều người gọi điện xin thông tin căn hộ nhưng sau khi nghe báo giá thì không thấy liên hệ lại. Một số khác thì xin giảm giá nhưng mức 2,5 tỷ đã khá "mềm" nên tôi không thể giảm thêm được", chị Duyên cho hay.


Siết tín dụng bất động sản, thanh khoản căn hộ TP.HCM giảm mạnh - Ảnh 1.

Giao dịch căn hộ TP.HCM giảm mạnh trong quý 1/2022. Ảnh: H.T

Anh Trần Khánh (môi giới bất động sản tự do) cho biết từ đầu năm 2022 đến nay anh chỉ mới bán được 2 căn trong tổng số 10 căn trong giỏ hàng.

"Khách gọi hỏi thì nhiều nhưng người chịu trực tiếp đến xem nhà đã hiếm chứ đừng nói là chốt cọc. Đa số khách nghe giá nhà đã cúp máy, muốn giảm giá khoảng 5-10%, nhưng các chủ nhà đều không chịu. Họ tin rằng nếu giữ thêm một thời gian nữa thì giá nhà sẽ càng tăng nhiều hơn", anh Khánh chia sẻ.Anh Trần Khánh (môi giới bất động sản tự do) cho biết từ đầu năm 2022 đến nay anh chỉ mới bán được 2 căn trong tổng số 10 căn trong giỏ hàng.

Ở phân khúc căn hộ, cả nước có tổng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 45,5% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tại TP.HCM chỉ có 1.172 giao dịch thành công trong quý vừa qua.ở phân khúc căn hộ, cả nước có tổng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 45,5% so với quý 4/2021 và bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tại TP.HCM chỉ có 1.172 giao dịch thành công trong quý vừa qua.

Báo cáo BĐS quý 1 của Bộ Xây dựng

"Khách gọi hỏi thì nhiều nhưng người chịu trực tiếp đến xem nhà đã hiếm chứ đừng nói là chốt cọc. Đa số khách nghe giá nhà đã cúp máy, muốn giảm giá khoảng 5-10%, nhưng các chủ nhà đều không chịu. Họ tin rằng nếu giữ thêm một thời gian nữa thì giá nhà sẽ càng tăng nhiều hơn", anh Khánh chia sẻ.

Lãnh đạo một doanh nghiệp đang phát triển dự án chung cư tại quận 12 (TP.HCM) cho biết, dự án có 5 block nhà cao 20 tầng, hiện đã bán hết căn hộ tại 4 block và đang chuẩn bị bàn giao. Block còn lại đang trong giai đoạn mở bán, nhưng rất ít giao dịch. Đơn vị trên đã tăng cường quảng cáo, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng để giới thiệu sản phẩm nhưng số lượng khách "chốt cọc" đặt mua rất ít.

Thực tế, một nghịch lý trên thị trường bất động sản hiện nay là giá bán tăng, nhưng thanh khoản giảm. Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2022 của Bộ Xây dựng cho thấy, giao dịch trên thị trường có sự sụt giảm ở nhiều phân khúc so với cùng kì năm trước. 

Nghiên cứu của DKRA Vietnam, 3 tháng đầu năm lượng tiêu thụ căn hộ ở trên địa bàn thành phố giảm mạnh so với mùa cao điểm bán hàng cuối năm ngoái. 

Cụ thể, quý 1, toàn thành phố bán được 1.385 căn hộ trong rổ hàng mới, giảm 68% so với lượng tiêu thụ quý 4/2021 (đạt 4.344 căn) và giảm gần 30% so với quý 1/2021 (bán được 1.960 căn). Sức tiêu thụ nhà chung cư trong quý đầu năm nay thậm chí kém hơn cả giai đoạn khó khăn do tác động của dịch bệnh hồi năm ngoái.

Giá căn hộ tiếp tục leo thang

Lý giải việc thanh khoản căn hộ sụt giảm trong quý đầu năm, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính là do nguồn cung hạn chế cộng với tín dụng cho bất động sản bị siết chặt khiến giá nhà ngày càng tăng cao.

Ông Phạm Lâm - CEO DKRA cho hay những tháng đầu năm, rổ hàng căn hộ mới chào bán ra thị trường TP.HCM giảm đến 70% so với quý 4/2021. Hầu hết dự án chào bán tại thành phố trong quý 1 đều có số lượng hạn chế, dao động 15-50 căn.

Siết tín dụng bất động sản, thanh khoản căn hộ TP.HCM giảm mạnh - Ảnh 3.

Nhiều nguyên nhân khiến thanh khoản phân khúc căn hộ sụt giảm. Ảnh: H.T

Bên cạnh lý do nguồn cung sụt giảm đáng kể, mức giá cao là điều đáng lo ngại với những người mua nhà thời điểm hiện tại. Mức giá bán căn hộ trung bình tại thị trường TP.HCM đạt 3.300 USD/m2 (tương đương 75,4 triệu đồng), tăng 8% theo quý và tăng 27% theo năm.

Hiện, thị trường TP.HCM hầu như tuyệt chủng căn hộ giá dưới 40 triệu/m2, thậm chí căn hộ 50-60 triệu/m2 cũng vô cùng khan hiếm. Đã vậy, giá nhà vẫn trên đà tăng khiến người mua cân nhắc đắn đo nhiều hơn.

Ngoài ra, diễn biến một số doanh nghiệp rút khỏi thương vụ đấu giá các lô đất Thủ Thiêm cuối năm ngoái đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường nhà ở trong những tháng đầu năm 2022.

CEO DKRA dự báo với động thái siết tín dụng bất động sản đang được đẩy mạnh và bối cảnh mặt bằng giá nhà tăng cao như hiện nay, thanh khoản thị trường trong quý 2/2022 sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Siết tín dụng bất động sản, thanh khoản căn hộ TP.HCM giảm mạnh - Ảnh 4.

Thời gian tới, thanh khoản căn hộ được dự báo sẽ tiếp tục xuống thấp. Ảnh: H.T

Trong khi đó, chuyên gia Đinh Thế Hiển đánh giá, thanh khoản căn hộ TP.HCM giảm một phần nguyên nhân còn do thu nhập của người mua nhà bị ảnh hưởng trong đại dịch kéo dài sang năm 2022. Mặt khác, thị trường căn hộ đang dần mất đi một lượng khách hàng đầu tư cho thuê. Bởi vì, giá nhà tăng cao thì việc khai thác cho thuê không còn hiệu quả như 5-10 năm trước.

"Khi đầu tư căn hộ cho thuê bước vào giai đoạn thoái trào, thị trường nhà chung cư chỉ còn lại nhóm khách hàng chủ lực là người mua để ở hoặc vừa sử dụng vừa chờ tăng giá để bán. Thời gian tới các tài sản đầu cơ, lướt sóng sẽ bị sụt giảm khiến thanh khoản căn hộ càng xuống thấp", vị chuyên gia cho hay.