Tham dự sự kiện ra mắt có lãnh đạo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch Hà Nội, đại diện các điểm đến, đơn vị lữ hành và công nghệ; các cơ quan báo chí truyền thông. Theo đó, khi tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách sẽ có trải nghiệm mới mẻ về hệ thống vé điện tử. Ưu điểm nổi bật của hệ thống vé điện tử là giúp du khách mua vé online dễ dàng, khi đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ cần quét mã QR để đi qua cổng soát vé đem lại sự thuận tiện cho du khách.
Ngoài ra, với hệ thống vé điện tử, du khách cũng có thể đặt trước vé, mua vé phục vụ các đoàn khách du lịch đông người, dễ dàng tra cứu lịch sử mua vé, lịch sử sử dụng, tra cứu hóa đơn và lưu trữ vé dưới nhiều hình thức linh hoạt, tránh được trường hợp mất vé.
Cũng nhân dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sử dụng thẻ du lịch thông minh. Đây là một sản phẩm nằm trong hệ sinh thái du lịch thông minh tích hợp nhiều tính năng như: Napas, Internet banking, thanh toán điện tử, tra cứu thông tin du lịch hay nhận ưu đãi, tích điểm khi mua sắm… Đặc biệt, thẻ du lịch thông minh cũng được liên thông, tích hợp với ứng dụng du lịch Việt Nam của Tổng cục Du lịch.
Du khách cài đặt, sử dụng ứng dụng du lịch Việt Nam sẽ được hỗ trợ tìm kiếm thông tin du lịch an toàn, thông tin về các dịch vụ du lịch, phản ánh tới cơ quan chức năng về chất lượng dịch vụ, quản lý tour du lịch, cùng nhiều tiện ích hỗ trợ mua sắm vé máy bay, đặt phòng, thanh toán điện tử…
Việc ra mắt hệ thống vé điện tử và sản phẩm chuyển đổi số trong hoạt động du lịch là những nỗ lực của Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhằm tạo ra các sản phẩm mới hấp dẫn, giàu tính công nghệ và tiện ích, qua đó nâng cao trải nghiệm của khách du lịch và thu hút du khách đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám nói riêng và du lịch Thủ đô nói chung.
Được diễn ra tại không gian Thư quán - một địa điểm vừa được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ chân của khách tham quan di tích. Buổi tọa đàm mang đến cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về hai loại hình nghệ thuật Thư pháp và Graffiti. Thông qua nội dung chia sẻ của những người trong cuộc là các nhà hoạt động Thư pháp, nghệ sĩ Graffiti và giám tuyển nghệ thuật, hai loại hình nghệ thuật này sẽ có cơ hội được đến gần với công chúng hơn, mang lại cho người xem cảm giác mới lạ và có cái nhìn theo chiều hướng tích cực, gần gũi đối với cả hai bộ môn.
Tọa đàm là sự kiện khởi đầu cho một dự án sáng tác và trưng bày về Thư pháp kết hợp với Graffiti sẽ được Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức trong thời gian tới. Đây là một trong rất nhiều hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức trong năm 2022 nhằm từng bước hiện thực hóa ý tưởng đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành một không gian sáng tạo, một điểm đến quen thuộc của công chúng yêu di sản và công nghiệp văn hóa.
Được biết, tọa đàm "Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm" được dẫn dắt bởi Thạc sĩ – Dịch giả Trương Quốc Toàn cùng sự tham gia của ba vị khách mời: Nhà hoạt động thư pháp Ngẫu Thư Nguyễn Thanh Tùng - một trong những gương mặt nổi bật của dòng Thư Pháp Quốc Ngữ; Anh Đỗ Thế Thành - người nỗ lực mang Graffiti đến gần công chúng hơn dưới một một góc nhìn mới và anh Nguyễn Quốc Hoàng Anh - nghệ sĩ đa phương tiện và giám tuyển.