Cây cảnh thường dùng để trang trí ở cổng, hành lang và phòng khách của gia đình. Được nhiều người yêu thích và chọn làm cây cảnh trang trí trong nhà là do cây có rất nhiều ý nghĩa phong thủy. Cây trầu bà được đánh giá cao về vẻ đẹp và các ý nghĩa của nó trong phong thủy.
Cây cảnh trầu bà có khả năng hút khí độc thải ra từ máy tính, loại bỏ formaldehydes một chất gây ung thư và nhiều chất hóa học gây ung thư khác, do đó thanh lọc không khí rất tốt.
Ngoài ra, trồng cây cảnh trầu bà còn mang đến cho gia chủ sự thành đạt, may mắn và bình an. Rất phù hợp đặt trong trí sảnh, hiên nhà, treo cửa số, quán cà phê, quán nhậu hay bàn làm việc.
Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh trầu bà, nhiều người yêu thích cây cảnh này nói rằng khi chăm sóc trầu bà, loại cây cảnh rất dễ bị vàng lá, ảnh hưởng đến mỹ quan, phong thủy.
Vì vậy, trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một mẹo cực hay và đơn giản để chăm sóc cây cảnh trầu bà sao cho nó không bị vàng lá, quanh năm xanh tốt, lá to bằng bàn tay.
Trên thực tế, trong quá trình chăm sóc cây cảnh trầu bà, có nhiều nguyên nhân khiến lá cây cảnh từ xanh dễ bị vàng, lúc này chúng ta có thể đổ một ít nước nhà nào cũng có này vào để cải thiện sức đề kháng, lá xanh sẽ không dễ bị vàng.
Tuy nhiên, không phải cứ đổ thẳng nước đường pha với công thức, tỷ lệ tùy tiện vào để tưới cây cảnh này mà cần phải có tỷ lệ thích hợp.
Cụ thể bạn pha đường với nước theo tỷ lệ 1:100 và sử dụng dung dịch nước đường pha loãng này để tưới lên cây cảnh trầu bà (đối với việc trồng cây trong đất) hoặc đổ vào nước (với cây cảnh trầu bà trồng trong nước). Nước đường có thể nâng cao sức đề kháng của cây cảnh trầu bà, thúc đẩy sự phát triển của cây cảnh, giúp cây cảnh quanh năm luôn xanh tốt.
Đặc biệt, nếu cây cảnh trầu bà của bạn đang trong tình trạng đã vàng lá thì bạn chỉ cần cho nước đường vào bình, xịt phun sương cho lá bị vàng lá, mỗi ngày phun 1 lần, liên tục 4 - 5 ngày tình hình sẽ được cải thiện.
Đó là ưu điểm của phương pháp dùng nước đường tưới cây, nhưng cách làm này cũng có một nhược điểm. Đó là việc sử dụng nước đường có thể thu hút côn trùng, vì vậy khi sử dụng phương pháp này mọi người nên cây cảnh trầu bà để ở nơi thông thoáng.
Để có được một cây hoặc một dàn cây cảnh trầu bà đẹp thu hút người nhìn, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc chúng sao cho tốt. Để làm được điều đó chúng ta cần chú ý các điều sau:
Chọn bình trồng phải phù hợp với rễ và thân cây cảnh trầu bà, không nên để thân và rễ cây qua chen trúc nhau dẫn đến hiện tượng thối và chết cây.
Đặt cây cảnh trầu nơi có nhiều ánh sáng nhưng râm mát, tức là cường độ ánh sáng vừa phải không nên để ánh sáng mặt trời chiều trực tiếp vào cây. Khi bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào sẽ làm cho cây cảnh trầu bà bị vàng và héo úa dẫn đến chết. Nếu muốn trồng cây ngoài trời thì nên có mái che cho cây. Nhiệt độ phát triển tốt nhất của cây là 15 đến 30 độ. Cây cảnh trầu bà không sống được dưới 8 độ.
Đất trồng cây cảnh trầu bà thì cần là loại đất thoáng khí, xốp và giữ nước tốt. Các bạn có thể trộng thêm than củ, tro, trấu, xơ dừa.
Cây cảnh trầu bà chỉ cần tưới nước một ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Đối với các bình cây trong nhà thì trước khi tưới chúng ta cần kiểm tra độ ẩm của nước bằng tay. Nếu khô thì có thể tưới, thông thường cây trong nhà chỉ cần một tuần tưới khoảng 1 đến 2 lần. Đối với loại thủy sinh sống ở trong nước thì chỉ cần khi nào nước cạn thì đổ thêm vào.
Cây cảnh trầu bà không cần bón phân, chất dinh dưỡng quá nhiều. Bón nhiều còn dễ gây đến phản ứng ngược lại.
Trong trường hợp bị bệnh như sâu, thối rễ, ve, rệp chúng ta có thể sửa dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu để diệt sâu. Cần chăm tỉa cây cho đẹp, nhặt và vệ sinh lá vàng trên cây cảnh và lá rụng.
Trong khi trồng cũng cần hạn chế các tác động mạnh tới cây cảnh khi các chức năng của cây cảnh chưa ổn định và đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.