I Still Believe dựa trên câu chuyện có thật của nam ca sĩ Jeremy Camp. Jeremy Camp phải rời xa gia đình yêu quý của mình để lên thành phố học đại học. Với tài năng và đam mê âm nhạc, ngay trong ngày đầu tiên ở ngôi trường mới, anh đã lẻn vào buổi biểu diễn của thần tượng. Tại đây, anh bắt gặp cô nàng Melissa và chính từ lúc đó anh đã nhận ra chân ái của cuộc đời mình. Tuy nhiên, hạnh phúc không đến với anh dễ dàng khi mà người anh yêu thương đang phải đấu tranh với căn bệnh ung thư quái ác từng ngày.
Khi ra mắt, I Still Believe đã bị chỉ trích nặng nề khi các nhà phê bình của nhiều trang như The Hollywood Reporter, IndieWire hay nhiều khán giả đều công nhận rằng, bộ phim quá sa đà vào khía cạnh niềm tin trong tôn giáo mà quên mất đi giá trị thực của việc khai thác tính cách nhân vật có thật. Nhận định của họ đưa ra đều nhấn mạnh rằng: "Phim nói quá nhiều về Chúa, quá nhiều lời rao giảng. Không có gì thực sự xảy ra và làm khán giả rất chán. Dù họ biết đó là một câu chuyện có thật nhưng xin lỗi, có lẽ họ muốn lấy lại 2 giờ đó của mình".
Lấy bối cảnh nước Mỹ những năm 1860, Abraham Lincoln: Vampire Hunter nói về cuộc đời đầy bí ẩn và huy hoàng của Abraham Lincoln. Chứng kiến người mẹ yêu quý của mình bị sát hại bởi một con ma cà rồng, cậu bé Abraham thề trong cuốn nhật ký rằng sẽ tiêu diệt hết kẻ thù khát máu này.
Kết hợp giữa lịch sử và truyền thuyết với những pha hành động mang tính giải trí cao, Abraham Lincoln: Vampire Hunter biến vị Tổng thống thứ 16 của Mỹ thành một người hùng trên màn bạc. Tuy nhiên, sự thử nghiệm này có vẻ vẫn là quá tệ. Richard Corliss của tạp chí Time nói rằng: "Lịch sử và yếu tố giả tưởng trong phim thực sự chả liên quan tới nhau và khó có thể tạo thành một thể thống nhất. Phim dễ dàng làm người ta hiểu sai về hình tượng Tổng thống Abraham Lincoln".
Có thể nói Abraham Lincoln: Vampire Hunter là phim "hư cấu" về người nổi tiếng nhưng đã thất bại hoàn toàn. New York Daily News đã cho bộ phim xếp hạng 1/5 và viết rằng: "Sự kết hợp vô vị giữa bài học lịch sử và bộ phim về quái vật tự coi mình là nghiêm túc, điều đó thực sự gây "chết người".
The Runaways (2010)
Nữ diễn viên Kristen Stewart vai guitarist kiêm giọng ca "huyền thoại" của làng nhạc rock Joan Jett. Bộ phim mô tả sự thành lập của ban nhạc The Runaways vào năm 1975 và tập trung vào mối quan hệ giữa thành viên Cherie Currie và Joan Jett cho đến Currie rời khỏi ban nhạc. Bộ phim thu về khoảng 4,7 triệu USD trên toàn thế giới và nhận được đa số đánh giá không mấy khả quan từ giới phê bình.
Tạp chí Rollingstone thẳng thừng chê bai diễn xuất và cách xây dựng bộ phim, cho rằng The Runaways không khác nào phim truyền hình về nữ quyền nhưng có thông điệp yếu ớt. Diễn xuất gượng gạo và non nớt của Kristen Stewart khi muốn bắt chước nhưng không thành Joan Jett hồi trẻ. David Edelstein của tạp chí New York đồng tình với quan điểm này, cho rằng bộ phim chả có gì đáng xem khi âm nhạc trong The Runaways chỉ là thứ yếu và không hề mang lại một chút tinh thần nào từ những ca khúc bất hủ của Joan Jett khi ấy.
J. Edgar (2011)
Nam tài tử Leonardo DiCarpio vào vai Giám đốc FBI - J. Edgar Hoover, trong một câu chuyện tập trung vào quá trình ông gây dựng Cục Điều tra Liên Bang (FBI) - cơ quan ông điều hành cho đến khi qua đời vào năm 1972. Phim được đạo diễn bởi Clint Eastwood.
Rollingstone cho rằng, vì phim đả động đến nhiều vấn đề nhạy cảm nên Clint Eastwood chỉ còn biết cách là "không nói gì" rồi ném thẳng vào bộ phim tiểu sử của mình sự buồn tẻ. Eastwood cố gắng đưa chúng ta trở lại sử sách nhưng chỉ thành công trong việc mang đến những điều không mấy tốt đẹp. David Edelstein của Tạp chí New York đã phản ứng tiêu cực về bộ phim, ông chia sẻ gay gắt: "Bộ phim này thật tệ, hình tượng của J. Edgar quá xấu xí, thô kệch và ham chơi, quá nhiều lời thoại xấu và cách diễn giải nhân vật tệ hại, cho dù màn trình diễn của Leonardo DiCaprio vẫn khá ổn định".
Jobs (2013)
Jobs kể lại câu chuyện thời trẻ của Steve Jobs – ông chủ quá cố của Apple trong khoảng từ năm 1971 đến 1991. Chàng sinh viên bị đuổi khỏi Đại học Reed, Steve Jobs từng phải chật vật tìm hướng đi cho cuộc đời mình. Anh quyết định tới Ấn Độ để được khai sáng và trải nghiệm như nhiều thanh niên thuộc thời đại ấy…
Nhà phê bình Susan Wloszczyna đã cho bộ phim 2/4 sao và cho rằng: "Thay vì cố gắng đào sâu hơn đằng sau lý do tại sao mô hình kinh doanh theo Steve Jobs lại thành công đến vậy, các nhà làm phim lại tuân theo cách kể lể nhàm chán. Cô cũng nói thêm về màn trình diễn của Ashton Kutcher Kutcher và tổng thể bộ phim đã thất bại trong việc khắc họa Jobs theo cách thức mang tính biểu tượng của văn hóa đại chúng.
Trong một bài đánh giá phim của The New York Times, nhà văn Manohla Dargis viết rằng: Jobs khiến chúng ta chẳng thể hài lòng. Còn Rollingstone thì nhấn mạnh bộ phim biến Steve Jobs như một kẻ tâm lý thiếu ổn định.