Trước đó, ông Erdogan đã có chuyến thăm tới Lvov, tại đây ông đã có cuộc gặp với Zelensky và Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres, thảo luận về vấn đề chấm dứt xung đột ở Ukraine.
"Zelensky lo lắng, rất lo lắng. Có rất nhiều người đang lừa dối. Mọi người đều nói 'chúng tôi cho, chúng tôi cho', nhưng thực tế họ không cho gì cả", ông Erdogan nói tại một cuộc họp với nông dân khi được hỏi về ông Zelensky, về "tình trạng của ông ấy".
Bình luận về chuyến đi Lviv của ông Erdogan, nhà khoa học chính trị Nga Sergey Markov đã dùng cụm từ "trung lập tích cực" để gọi chính sách ngoại giao thu lợi từ mọi phía của Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, nhà báo Richard Madeley viết trên tờ Daily Express cũng cho rằng, các đối tác phương Tây có thể từ chối hỗ trợ Tổng thống Ukraine Zelensky và gây áp lực buộc ông phải bắt đầu đàm phán với Nga trong tương lai gần. "Thật hấp dẫn biết bao khi Châu Âu và Mỹ gây áp lực lên Zelensky để ông ngừng kháng cự và bắt đầu đàm phán. Kiev nên sẵn sàng cho những lời an ủi và phản bội", ông Richard Madeley viết.
Madeley nghi ngờ rằng phương Tây sẽ tiếp tục trợ giúp Kiev bằng vũ khí công nghệ cao. Theo ý kiến của ông, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể sẽ sớm thay đổi lập trường do tình hình kinh tế suy thoái và cuộc khủng hoảng năng lượng ở EU.
"Đức đang lâm vào bế tắc do nguồn cung cấp năng lượng từ Nga bị cắt giảm nghiêm trọng trong khi phần còn lại của châu Âu cắn răng chịu đựng, chứng kiến nền kinh tế của họ, vốn đã cạn máu vì dịch Covid, lại càng tổn thương nhiều hơn", nhà báo Richard Madeley lưu ý.
Hồi giữa tháng 8, Politico trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel, nơi duy trì cơ sở dữ liệu của cơ quan theo dõi về hỗ trợ Ukraine, chỉ ra 6 quốc gia châu Âu lớn nhất trong tháng Bảy, lần đầu tiên kể từ khi xảy ra chiến sự, không cung cấp cho Kiev bất kỳ hỗ trợ quân sự nào. Xavier Moreau, chuyên gia địa chính trị tại Trung tâm Phân tích Chính trị và Chiến lược (StratPol), tin rằng Ukraine không được hỗ trợ quân sự vào tháng 7 do thiếu vũ khí từ các nước EU và nước này mất khả năng thanh toán.