Cuộc sống của phụ nữ Trung Quốc thời phong kiến là chủ đề được giới học giả nghiên cứu. Trong đó, thói quen tắm gội của phụ nữ khiến nhiều người tò mò. Bí mật này được các chuyên gia giải mã với nhiều sự thật gây kinh ngạc. Ảnh: Sohu
Theo các nhà nghiên cứu, dưới thời phong kiến, phụ nữ rất chú trọng việc tắm gội. Dưới từng triều đại, thói quen sinh hoạt này có sự khác biệt. Ảnh: Sohu
Trong đó, vào đầu thời nhà Tần, phụ nữ có thói quen cứ 3 ngày thì gội đầu 1 lần và 5 ngày thì tắm. Ảnh: Sohu
Đến thời Hán, triều đình quy định về ngày tắm gội và được gọi là "hưu mộc". Theo quy định, cứ 5 ngày một lần, phụ nữ sẽ tắm gội để cơ thể sạch sẽ thơm tho. Vào ngày này, phụ nữ sẽ gác lại phần lớn các công việc để dành thời gian chăm sóc bản thân. Ảnh: Sohu
Đến thời Đường, thời gian cho mỗi lần tắm gội tuân theo quy luật 10 ngày/lần. Ảnh: Sohu
Dưới thời phong kiến, sữa tắm chưa ra đời nên người dân vô tình phát hiện ra "bảo bối" dùng trong lúc tắm. Đó là đất sét. Ảnh: Sohu
Người dân sẽ lấy đất sét bôi lên khắp cơ thể nhằm loại bỏ bụi bẩn. Sau đó, họ làm sạch bằng nước. Ảnh: Sohu
Không những vậy, người xưa từng sử dụng bùn lấy từ các ao hồ đem ủ qua đêm để loại bỏ các tạp chất rồi sử dụng để rửa mặt. Họ tin rằng việc làm này sẽ giúp da mặt căng mịn và trắng sáng. Ảnh: Sohu
Đến thời nhà Đường, phụ nữ bắt đầu sử dụng bồ kết để tắm gội. Cứ vào tháng 10 hàng năm, họ thu hoạch quả bồ kết khô rồi nghiền nát thành bột. Ảnh: Sohu
Tiếp đến, bột bồ kết được trộn với bột mì và một số hương liệu rồi vo thành từng viên tròn trước khi đem phơi khô. Chúng được phụ nữ sử dụng dần trong các lần tắm gội. Ảnh: Sohu