Bộ trưởng Tư pháp California Rob Bonta hôm 14/9 đã công bố một vụ kiện chống lại Amazon với cáo buộc rằng, công ty này đã kìm hãm sự cạnh tranh công bằng và khiến giá cả tăng trên khắp California thông qua các hành vi ký ký kết các thỏa thuận hạn chế chống cạnh tranh, vi phạm Luật Cạnh tranh Không lành mạnh của California và Đạo luật Cartwright.
Để tránh cạnh tranh về giá với các trang thương mại điện tử trực tuyến khác, Amazon yêu cầu người bán ký kết các thỏa thuận phạt họ, nếu sản phẩm của họ được chào bán với giá thấp hơn ngoai nền tảng Amazon.
Trong vụ kiện ngày hôm nay, Bộ trưởng Tư pháp Bonta cáo buộc rằng, những thỏa thuận này cản trở khả năng cạnh tranh của các nhà bán lẻ trực tuyến khác, góp phần vào sự thống trị của Amazon trên thị trường bán lẻ trực tuyến và gây hại cho các thương gia và người tiêu dùng thông qua việc tăng phí và giá cao hơn. Kết quả là, ông nói người tiêu dùng của tiểu bang đã trả tiền quá mức trong nhiều năm qua.
"Với vụ kiện hôm nay, chúng tôi đang chống lại", Bonta, một đảng viên Đảng Dân chủ, cho biết hôm 14/9 trong một tuyên bố đưa ra trước một cuộc họp báo dự kiến.
Ông nói: "Chúng tôi sẽ không cho phép Amazon bẻ cong thị trường theo ý muốn của mình với chi phí của người tiêu dùng California, các chủ doanh nghiệp nhỏ, chúng ta phải vì một nền kinh tế công bằng và cạnh tranh.
Đại diện của Amazon đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về vụ kiện này. Công ty đã phủ nhận việc vi phạm luật chống độc quyền trong những trường hợp tương tự.
Bộ trưởng Tư pháp Bonta cho biết: "Trong nhiều năm, người tiêu dùng California đã trả nhiều tiền hơn cho các giao dịch mua hàng trực tuyến của họ do các hoạt động ký hợp đồng phản cạnh tranh của Amazon."Amazon ép buộc các thương gia vào các thỏa thuận giữ giá cao một cách giả tạo, họ biết rõ rằng họ không thể từ chối. Với việc các nền tảng thương mại điện tử khác không thể cạnh tranh về giá, người tiêu dùng chuyển sang Amazon như một cửa hàng duy nhất cho tất cả các giao dịch mua của họ. Điều này duy trì sự thống trị thị trường của Amazon, cho phép công ty đưa ra những yêu cầu ngày càng không thể chấp nhận được đối với các thương gia của mình và khiến người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn khi thanh toán trên khắp California. Thực tế là: Nhiều sản phẩm chúng ta mua trực tuyến sẽ rẻ hơn nếu các lực lượng thị trường không bị hạn chế. Với vụ kiện hôm nay, chúng tôi đang chống lại".
Sự thống trị thị trường của Amazon: "Chúng tôi không có nơi nào khác để đi và Amazon biết điều đó"
Amazon là cửa hàng bán lẻ trực tuyến thống trị ở Hoa Kỳ với hơn 160 triệu thành viên Prime trên toàn quốc và khoảng 25 triệu khách hàng chỉ riêng ở California. Theo một cuộc khảo sát , 96% tổng số thành viên Prime nói rằng họ có nhiều khả năng mua sản phẩm từ Amazon hơn bất kỳ cửa hàng trực tuyến nào khác và 74% tổng số người tiêu dùng đến trực tiếp Amazon khi họ sẵn sàng mua một sản phẩm cụ thể.
Bởi vì điều này, Amazon là một kênh phân phối bắt buộc phải có đối với các thương gia. Thật vậy, ngày càng có nhiều người bán bên thứ ba tham gia Amazon mỗi ngày, mặc dù thực tế là tổng chi phí bán hàng trên Amazon vượt xa so với bán hàng trên các cửa hàng trực tuyến khác. Như một người bán đã nói: "Chúng tôi không có nơi nào khác để đi và Amazon biết điều đó." Một người khác nói, "Không có sự thay thế khả thi nào cho Amazon cho doanh nghiệp của tôi".
Giờ đây, vụ kiện làm dấy sự chỉ trích đối với công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ, vì quy mô của họ đã bị giám sát gắt gao tại các tòa án, văn phòng quản lý và phòng lập pháp trên khắp đất nước Mỹ suốt nhiều năm qua.
Vấn đề là những gì được gọi là mô hình định giá "tối huệ quốc", trong đó người mua hoặc một nền tảng như Amazon có thỏa thuận với nhà cung cấp để có được mức giá thấp nhất hiện có.
Nhiều năm trước, các nhà quản lý châu Âu và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã chỉ trích Amazon vì đã sử dụng các giao dịch như vậy, nói rằng họ đã tạo ra sự không khuyến khích các nhà cung cấp giảm giá ở những nơi khác. Và vào năm 2019, Amazon đã từ bỏ các giao dịch kiểu này để chuyển sang một mô hình định giá khác mà họ cho rằng, giao cho người bán trách nhiệm đặt giá của riêng họ.
Nhưng văn phòng của Bonta cho biết Amazon vẫn thực hiện các thỏa thuận ngầm dẫn đến giá phảo cao hơn ở ngoài nền tảng Amazon. Vụ kiện yêu cầu tòa án bang cấm Amazon tham gia các hợp đồng chống cạnh tranh, phải có chỉ định người giám sát và áp dụng các khoản bồi thường thiệt hại và hình phạt.
Vụ kiện mô tả một ví dụ bị cáo buộc trong đó "một nhà cung cấp thiết bị điện tử tiêu dùng lớn" trên Amazon đã cố gắng giảm giá cho người dùng khi hoạt động trên nền tảng khác. Amazon sau đó yêu cầu nhà cung cấp thanh toán 100.000 USD để duy trì tỷ suất lợi nhuận theo thỏa thuận của Amazon, theo đơn kiện. Điều này lần nữa làm giảm "ham muốn giảm giá sản phẩm" của nhà cung cấp trong tương lai.
Các vụ kiện tương tự về chính sách giá của Amazon đã có nhiều kết quả trái chiều trong những năm gần đây. Năm ngoái, một thẩm phán đã bác đơn kiện của tổng chưởng lý Đặc khu Columbia về hệ thống định giá của Amazon, phán quyết rằng vụ kiện thiếu chi tiết thực tế để có thể đưa ra lý do khởi kiện chính đáng. Phán quyết này hiện đang được kháng cáo.
Nhưng vào tháng 3, một thẩm phán liên bang ở Seattle đã ra phán quyết rằng một nhóm người tiêu dùng có thể tiến tới với một vụ kiện riêng đưa ra những tuyên bố hơi giống nhau. Người tiêu dùng đang yêu cầu vụ kiện của họ được công nhận là một vụ kiện tập thể.
Vụ kiện ở California được đệ trình hôm 14/9 khác nhau vì nó dựa trên luật của tiểu bang, bao quát hơn luật liên bang hoặc luật ở Washington, DC, và bao gồm một lệnh cấm rộng rãi về "cạnh tranh không lành mạnh".
Vốn dĩ, luật của California đã khiến Apple và các công ty khác bị ảnh hưởng. Năm ngoái, một thẩm phán liên bang đã đưa ra các tuyên bố chống độc quyền liên bang mà Epic Games cũng dựa vào tương tự để chống lại Apple.