Giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 9 nhân dân tệ xuống mức 3.705 nhân dân tệ/tấn.
Về giá giao ngay, giá thép không gỉ ngày 19/9 là 15.641 nhân dân tệ/tấn (2.232 USD/tấn), giảm 1,2% so với cuối tuần trước và thấp nhất một tuần qua. Trong khi đó, giá thép cuộn cán nguội giữ nguyên với 4.393 nhân dân tệ/tấn. Giá loại thép này ít biến động từ ngày 24/8.
Các đợt bùng phát Covid-19 tại Quảng Châu và Thâm Quyến khiến chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống, làm tăng lo ngại về việc tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng đến tiêu thụ thép.
Trước đó ngày 19/9, giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên và Singapore giảm do lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc giảm trong tháng 8/2022, thêm vào đó nhu cầu theo mùa thường được thấy vào đầu tháng 9/2022 chưa khả thi.
Lĩnh vực bất động sản của trung Quốc trong tháng 8 giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12/2021. Giá bất động sản giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 8/2015.
Trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trong tháng 1 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch ban ngày thấp hơn 1,2% lên mức 715 nhân dân tệ (tương đương 101,89 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, giá nguyên liệu sản xuất thép trong tháng 10 là quặng sắt giảm 2,6% xuống 98,05 USD/tấn, lần đầu tiên giao dịch dưới 100 USD trong tuần này.
Chính sách Zero Covid của Trung Quốc và sự suy thoái trong ngành bất động sản đã khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chững lại.
Trong nước, chiều 13/9, nhiều doanh nghiệp thông báo tăng giá thép xây dựng, cao nhất đến 880.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng giá thép liên tục lần thứ 3 sau hơn 4 tháng.
Theo đó, thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.
Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn.
Như vậy, sau ba lần tăng, tổng mức tăng của giá thép khoảng hơn 2 triệu đồng/tấn.
Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong quý IV bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
VSA cho rằng việc nhu cầu quý IV có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.
Giá thép xây dựng giảm trước đó giúp các nhà đầu các công trình đầu tư công dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân đầu tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm tiến độ giải ngân đầu tư công đạt khoảng 35% kế hoạch năm 2022.
Bên cạnh đó, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp nên dù châu Âu và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
Giá thép tại miền Bắc
Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh tăng giá với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý có giá thép cuộn CB240 lên mức 15.120 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.330 đồng/kg.
Thép Việt Đức cũng điều chỉnh tăng giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 xuống mức 15.120 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức giá 15.630 đồng/kg.
Thương hiệu thép VAS với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 14.820 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.070 đồng/kg.
Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 15.020 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.330 đồng/kg.
Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 15.020 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 15.220 đồng/kg.
Giá thép tại miền Trung
Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt tăng giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 lên 15.220 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.530 đồng/kg.
Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 15.120 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.630 đồng/kg.
Thép VAS, với thép cuộn CB240 lên mức 14.720 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.970 đồng/kg.
Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 15.630 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.340 đồng/kg.
Giá thép tại miền Nam
Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.220 đồng/kg; tương tự thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.430 đồng/kg.
Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 15.630 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.140 đồng/kg.
Thép Miền Nam, dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.830 đồng/kg.
Theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan, tháng 8/2022, xuất khẩu sắt thép các loại của cả nước đạt gần 513.736 tấn với kim ngạch gần 457,61 triệu USD, giảm 16,3% về lượng và giảm 29% về kim ngạch so với tháng 7/2022. Như vậy, xuất khẩu sắt thép giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây và tháng 8/2022 ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.
Tính chung 8 tháng năm 2022, cả nước xuất khẩu hơn 5,92 triệu tấn sắt thép các loại với kim ngạch đạt 6,08 tỷ USD, giảm 30,3% về lượng và giảm 13,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu của mặt hàng này sang Trung Quốc giảm rất mạnh. Cụ thể, hết tháng 8, xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc chỉ đạt 93.485 tấn, kim ngạch 55,5 triệu USD, giảm 95% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi cùng kỳ 2021 là hơn 1,77 triệu tấn và kim ngạch đạt gần 1,08 tỷ USD. Như vậy, 8 tháng đầu năm xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc giảm hơn 1 tỷ USD với giảm gần 1,68 triệu tấn.
Diễn biến xuất khẩu sắt thép sang hai thị trường chính là EU và Mỹ 8 tháng qua biến động rất thất thường và liên tiếp giảm mạnh trong hai tháng gần đây.
Nếu so với cùng kỳ năm trước, lượng sắt thép xuất khẩu sang hầu hết thị trường chính 8 tháng đầu năm đều giảm như: Campuchia là 848.280 tấn, giảm 2,4%; Mỹ là 452.632 tấn, giảm 15,6%... Trong các thị trường xuất khẩu chủ lực, chỉ EU đạt 1,13 triệu tấn, tăng nhẹ 0,8%. Năm 2021, cả nước xuất khẩu hơn 13 triệu tấn sắt thép các loại, kim ngạch đạt 11,8 tỷ USD.
Sắt thép xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 41,3% trong tổng lượng và chiếm 35,3% trong tổng kim ngạch, đạt 2,45 triệu tấn, tương đương 2,15 tỷ USD, giảm 8,7% về lượng, nhưng tăng 4,5% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Sắt thép xuất khẩu sang thị trường FTA – CPTTP chiếm 16,4% trong tổng lượng và chiếm 14,8% trong tổng kim ngạch, đạt 969.524 tấn, tương đương 899,15 triệu USD, tăng 36,6% về lượng và tăng 50,9% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.