Dân Việt

An Giang: Cà na tiêu là trái gì mà hiếm gặp, được nhiều người săn đón nhưng không phải lúc nào cũng có?

Mỹ Hạnh 26/09/2022 06:29 GMT+7
Cà na tiêu (cách gọi khác là cà na bi) chỉ những trái cà na nhỏ hơn bình thường, hiếm gặp, hạt rất nhỏ hoặc không có hạt, nên thịt trái nhiều hơn, được nhiều người ăn vặt săn đón nhưng không phải lúc nào cũng có.
Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 1.

Cũng như một số loại trái cây, trên cùng một cây bình thường sẽ có số ít trái đặc biệt, kích cỡ nhỏ hơn trái thường, không hạt, nhiều thịt, vị ngon lạ… như cây nhãn có trái “nhãn tiêu”, cây thị có “thị bánh xe”… Cà na tiêu cũng có hình thức bé tí hon gây tò mò cho mọi người.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 2.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 3.

Những trái cà na tiêu mọc riêng lẻ theo chùm, khi thu hoạch dễ phân loại hơn so các loại trái khác. Ngắm từng trái nhỏ xinh, nếu không có kinh nghiệm, dễ lầm tưởng chúng với những trái non mới kết.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 4.

Chỉ ở những vườn cà na rộng lớn, lâu năm, tìm trong hàng chục cây mới gặp được cây cà na có trái tiêu. Nếu may mắn, chủ vườn có thể hái được vài ký để bán riêng, giá cao gấp rưỡi so loại cà na thường.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 5.

Cà na bi nhỏ hơn đầu ngón tay, có trái chỉ bằng đầu đũa, xinh xắn và chắc thịt

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 6.

Gia đình anh Nguyễn Phước Trung (xã Hiệp Xương, huyện Phú Tân) chuyên đi thu mua cà na vườn để chế biến thành phẩm đóng gói. Gặp đợt may vào vườn có cà na tiêu, cả buổi chiều mà 4 người chỉ hái được 6kg.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 7.

Anh Trung cho biết, thông thường rất ít khi gặp được cây cà na có trái tiêu, nếu có chỉ được số lượng nhỏ, gia đình để ăn chứ không bán. Đợt này hái được vài ký nên anh mới bán cho khách quen, còn số ít đem chế biến món cà na đập để tặng.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 8.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 9.

Vì kích cỡ nhỏ nên việc chế biến thành các món quen thuộc đối với trái cà na tiêu khá vất vả, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian.

Xưa là cây dại mọc bên bờ kênh, sông, rạch, nay trở thành "cây kinh tế" của nhiều hộ dân ở An Giang - Ảnh 10.

Từ loại cây hoang dã mọc cạnh bờ kênh, sông, rạch để làm món ăn chơi… ngày nay cà na trở thành “cây kinh tế” của nhiều hộ dân. Chẳng những người ta chuộng trồng các giống cà na khỏe, cho trái quanh năm, mà chất lượng trái đòi hỏi phải to, dày thịt… Nhưng bắt gặp những trái cà na tiêu nhỏ xinh, nhiều thực khách vẫn thích thú mua bằng được, bởi bình thường dù đặt trước cũng chưa chắc có.