Sau khi ra mắt trên Netflix vào ngày 28/9, bộ phim tiểu sử ngôi sao Marilyn Monroe "Blonde" của đạo diễn Andrew Dominik đã phải nhận làn sóng chỉ trích dữ dội của người xem. Một trong những lý do bộ phim bị chỉ trích vì tập trung vào việc mô tả và hư cấu cuộc đời của Marilyn Monroe được mô tả là nạn nhân của sự lợi dụng. Mới đây Planned Parenthood - Tổ chức Kế hoạch hóa gia đình Mỹ đã đưa ra một tuyên bố chống lại bộ phim, trong đó cáo buộc "Blonde" góp phần vào phong trào "tuyên truyền chống phá thai".
Trong bộ phim, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Joyce Carol Oates, Monroe (do Ana de Armas thủ vai) được cho là bị buộc phải trải qua hai lần phá thai bất hợp pháp, cả hai đều để lại "vết sẹo" lâu dài cho ngôi sao Hollywood. Một cảnh đặc biệt cho thấy Monroe đang nói chuyện với thai nhi chưa chào đời của mình khiến cô thắc mắc về số phận của chính nó và hỏi: "Lần này, bạn sẽ không làm tổn thương tôi nữa chứ?".
Với việc ngành công nghiệp điện ảnh có cái nhìn sâu hơn về các mô tả phá thai trong bối cảnh Tòa án tối cao lật ngược vụ án Roe kiện Wade (là một quyết định năm 1973 mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Mỹ, trong đó Tòa án phán quyết rằng, Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do của một phụ nữ mang thai được chọn phá thai mà không bị Chính phủ hạn chế) vào ngày 24/6, Caren Spruch - Giám đốc quốc gia về nghệ thuật và giải trí của Planned Parenthood đã bắt đầu cuộc trò chuyện, gọi vai diễn này có khả năng có hại đối với việc phá thai.
"Khi phim và chương trình truyền hình định hình sự hiểu biết của nhiều người về sức khỏe sinh sản và tình dục, điều quan trọng là những miêu tả này phải chính xác dựa trên các quyết định và trải nghiệm thực tế của phụ nữ. Trong khi phá thai là an toàn, chăm sóc sức khỏe cần thiết, những người nhiệt tình chống phá thai từ lâu đã góp phần gây ra kỳ thị phá thai bằng cách sử dụng các mô tả không chính xác về mặt y tế về bào thai và thai nghén", Spruch chia sẻ với Variety.
Giám đốc quốc gia về nghệ thuật và giải trí của Planned Parenthood cũng cho biết thêm: "Blonde" - bộ phim mới của Andrew Dominik "Blonde" củng cố thông điệp của họ với một bào thai biết nói bằng kỹ xảo, được miêu tả trông giống như một em bé đã hình thành đầy đủ".
"Planned Parenthood tôn trọng quyền tự do và giấy phép nghệ thuật, tuy nhiên, những hình ảnh sai lệch chỉ nhằm củng cố thông tin sai và kéo dài sự kỳ thị đối với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục. Mọi hình ảnh mang thai, đặc biệt là phá thai nên được miêu tả một cách tinh tế, chân thực và chính xác trên các phương tiện truyền thông", Spruch nói thêm.
"Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng tất cả những ai phá thai đều có thể nhìn thấy mình trong phim. Thật xấu hổ khi những người sáng tạo ra "Blonde" đã chọn tuyên truyền chống phá thai và bêu xấu các quyết định chăm sóc sức khỏe của mọi người", Giám đốc quốc gia về nghệ thuật và giải trí của Planned Parenthood nhận định.
Hồi tháng 6/2022, Tòa án Tối cao Mỹ đã lật ngược phán quyết mang tính bước ngoặt năm 1973 Roe kiện Wade. Phán quyết trên đã ủng hộ một luật của bang Mississippi được đảng Cộng hòa hậu thuẫn, vốn cấm phá thai sau 15 tuần. Các thẩm phán lập luận phán quyết Roe kiện Wade cho phép việc phá thai được thực hiện trước khi thai nhi có thể tồn tại bên ngoài tử cung, từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ. Đây là một sai lầm vì Hiến pháp Mỹ không đề cập cụ thể đến quyền phá thai. Luật của Mississippi đã bị các tòa án cấp dưới ngăn chặn vì vi phạm tiền lệ của Tòa án Tối cao về quyền phá thai.
Theo Reuters, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người Mỹ ủng hộ quyền phá thai nhưng việc lật ngược phán quyết Roe kiện Wade là mục tiêu của các nhà hoạt động chống phá thai và những người bảo thủ trong nhiều thập niên với các cuộc tuần hành thường niên ở Washington D.C.
Số ca nạo phá thai ở Mỹ đã tăng 8% trong ba năm kết thúc vào năm 2020, đảo ngược xu hướng sụt giảm trong 30 năm, theo dữ liệu do Viện Guttmacher, một nhóm nghiên cứu ủng hộ quyền phá thai.