Rau sống là tên gọi chung của các loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng làm món ăn kèm theo trong các bữa ăn. Chúng thường là loại rau có lá hoặc rau mầm (giá đỗ) hay thân của một loại cây (thân cây chuối tây non). Những loại rau này có thể ăn sống hoặc ăn thông qua việc chần.
Giá trị dinh dưỡng của rau sống
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, rau sống có nhiều loại: hành, húng, ngổ, tía tô, xà lách, rau mùi, rau diếp, rau cải... làm cho các món ăn thêm hấp dẫn và tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ. Không chỉ đa dạng về các loại rau gia vị, rau sống còn cung cấp cho cơ thể các vitamin (C, A, E…) cùng chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín.
Ngoài ra, các loại rau sống còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, thoái hóa điểm vàng:
Các món rau nấu chín cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn là rau sống. Như với cà chua, nấu chín loại quả này sẽ khiến chúng giải phóng lycopen nhiều hơn.
Cụ thể khi cà chua được nấu ở nhiệt độ 88 độ C trong khoảng thời gian 30 phút sẽ làm hàm lượng lycopen tăng thêm 25%. Đây được coi như lợi ích không hề nhỏ, bởi vì lycopen có tác dụng giúp giảm nguy cơ gây bệnh, đặc biệt ở những người mắc đái tháo đường và các bệnh ung thư.
- Cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể:
Cà rốt bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khi được nấu chín như chứa lượng carotenoid và vitamin C cao hơn khi sử dụng cà rốt sống. Hơn nữa, khi cà rốt được nấu chín, hàm lượng chất chống oxy hóa trong cà rốt tăng thêm 34,3%.
- Bổ sung kali, kẽm, niacin từ rau nấu chín:
Nấm cũng là loại thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá cao khi nấu chín. Khi đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng như kali, kẽm, niacin trong nấm đã nấu chín tăng đáng kể so với nấm sống. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp nấu nhanh nấm để làm tăng lượng chất chống oxy hóa của nấm.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng khác như canxi và sắt:
Các loại rau có màu lá xanh đậm như cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh chứa hàm lượng canxi và sắt khá cao. Khi ăn rau sống, một số chất tự nhiên trong rau như acid oxalic sẽ ngăn không cho cơ thể hấp thu các dưỡng chất quan trọng này. Tuy nhiên, khi nấu chín với nhiệt độ cao thì sẽ phá hủy acid này và giúp cơ thể hấp thu các chất khoáng này hiệu quả hơn.
Như vậy, ăn rau sống hay chín đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với từng loại rau cụ thể sẽ có những lựa chọn phương pháp chế biến khác nhau để lưu giữ chất dinh dưỡng nhiều nhất.
Mẹo ăn rau sống an toàn
Rau sống nếu không được trồng sạch, rửa sạch thì khi ăn sẽ dễ bị nhiễm giun, nhiễm khuẩn và nhiễm độc. Để đảm bảo an toàn khi ăn rau sống, tốt nhất bạn nên tự trồng một số loại rau để ăn sống ngay tại vườn nhà. Nếu không có điều kiện tự trồng mà phải mua rau thì bạn cần lưu ý:
- Chọn mua rau an toàn: Bạn hãy mua rau ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn rau có màu sắc tự nhiên và nên ăn mùa nào thức ấy.
- Rửa rau bằng nước sạch: Rau sau khi mua về cần nhặt sạch rễ, phần héo úa rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy. Rửa nhiều lần là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau.
- Vẩy sạch rau đã rửa sạch trước khi ăn:
Một số người cho rằng chỉ cần rửa rồi ngâm rau sống trong nước muối hoặc dung dịch thuốc tím là có thể diệt trứng giun, vi khuẩn gây bệnh. Thực tế cho thấy trong các môi trường này, vi khuẩn gây bệnh vẫn có khả năng tồn tại, khi vào cơ thể thông qua đường ăn uống, chúng sẽ tiếp tục phát triển và sinh sôi nảy nở gây bệnh cho người. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ giảm không đáng kể nếu không rửa rau nhiều lần bằng nước sạch.