Nền văn minh Trung Quốc từ lâu vẫn là một bí ẩn đối với loài người, chính vì vậy hàng năm đất nước này vẫn thu hút hàng chục triệu lượt khách du lịch đến chiêm ngưỡng nền văn hóa lâu đời bậc nhất thế giới.
Mới đây, theo Global Times, giai đoạn thứ năm của "Chương trình nghiên cứu quốc gia dành riêng cho việc truy tìm nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc", Cục Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc đã giới thiệu những khám phá khảo cổ học mới như hóa thạch hộp sọ người 1 triệu năm tuổi và tàn tích của một cầu cảng cổ cũng như những đột phá liên quan đến công nghệ khảo cổ.
Chen Xingcan, người đứng đầu Viện Khảo cổ học thuộc Học viện Trung Quốc, dự án truy tìm nguồn gốc của nền văn minh Trung Quốc nhằm mục đích bao gồm hơn 200 dự án khai quật khảo cổ học, trong số đó, nỗ lực tại các di chỉ tàn tích cốt lõi như Erlitou và Sanxingdui đã có những bước đột phá.
Trong đó bao gồm nhiều khám phá khác nhau, từ hóa thạch sọ người thời tiền sử đến chữ viết tre trúc thời Hán (206BC-AD220), các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã tiết lộ những khám phá mới nhất của đất nước họ để thế giới hiểu sâu hơn về sự phát triển của nền văn minh Trung Quốc "thống nhất trong đa dạng."
Hóa thạch là hộp sọ người cổ đại có thể bắt nguồn từ khoảng 1 triệu năm trước, khiến nó trở thành "Người đàn ông Yunxian" thứ ba. Gần đây được tìm thấy ở Shiyan, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, hộp sọ thuộc về loài người đã tuyệt chủng Homo erectus hay còn gọi là trực nhân.
Gao Xing, một nhà nghiên cứu tại Viện Cổ sinh vật học và Cổ sinh vật có xương sống, cho biết hộp sọ vẫn chưa được khai quật hoàn toàn khỏi đất, nhưng những phần lộ ra ngoài, bao gồm xương trán và hốc mắt, không có tổn thương rõ ràng, điều này khiến các nhà khảo cổ học ngạc nhiên. Đây là hóa thạch hộp sọ của người Homo erectus nguyên vẹn nhất được tìm thấy trên lục địa Á-Âu.
Gao nói với Global Times, hộp sọ thứ ba được tìm thấy chỉ cách 35 mét so với hai hộp sọ hóa thạch trước đó và lớp bùn bao phủ hộp sọ cũng có giá trị nghiên cứu.
"Người đàn ông Yunxian" sống cách đây khoảng 1 triệu năm, một điểm mấu chốt trong quá trình tiến hóa của người Homo erectus là mối liên hệ kết nối giữa các loài đi trước và sau như Homo erectus pekinensis. Hóa thạch là một khám phá quan trọng cho nghiên cứu về sự tiến hóa của Homo erectus và nguồn gốc và sự phát triển của nó ở Trung Quốc và phần còn lại của Đông Á.
Các phát hiện khảo cổ học tại Di tích Heboning ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc bao gồm các dấu hiệu của đường bộ và đường sông, chữ viết bằng tre và các con dấu của các quan chức có từ thời nhà Hán. Những khám phá này là bằng chứng về sự hợp nhất của các nhóm dân tộc đa dạng ở Trung Quốc cổ đại và cung cấp cái nhìn sâu sắc về chính quyền trung ương quản lý các vùng nông thôn biên giới vào thời điểm đó.
Tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, nhiều khám phá phong phú đã được thực hiện tại một khu vực đổ nát của một cây cầu được xây dựng vào thời nhà Đường (618-907). Những tác phẩm chạm khắc đá lộng lẫy, cây cầu cổ và khoảng 60.000 di tích văn hóa khác được phát hiện trong khu vực là những tư liệu quý giá để nghiên cứu về quá trình phát triển văn hóa khu vực của Grand Canal, con đường thủy nhân tạo dài nhất thế giới của Trung Quốc.
Những tàn tích cổ xưa của một cảng và cầu cảng được tìm thấy ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, là cánh cửa mở ra thời kỳ mà Con đường Tơ lụa trên biển đang phát triển rực rỡ.
Tất cả những khám phá khảo cổ này sẽ không thể được thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến.
Chen Xingcan chỉ ra rằng, các viện khảo cổ trên khắp Trung Quốc đã tiếp tục phát triển các công nghệ mới để xác nhận niên đại của các di tích và nghiên cứu môi trường tự nhiên trong thời cổ đại.
Trong quá trình nghiên cứu những khám phá mới này, các nhóm khảo cổ đã sử dụng các công nghệ như quét laser và tái tạo ba chiều, phân tích vi hình, nghiên cứu địa chất, địa mạo, và tái tạo môi trường cổ đại.
Họ sử dụng đầy đủ các phương tiện khoa học và công nghệ hiện đại này để nghiên cứu di tích ở mức độ tối đa, do đó đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn cao của công việc khảo cổ của Trung Quốc.