Trong xã hội phong kiến cổ đại, Hoàng đế là người nắm quyền quản lý quốc gia, thông thường vị trí Hoàng đế sẽ là cha truyền con nối, hoặc truyền lại cho cháu, nếu như Hoàng đế không có con sẽ truyền lại cho anh em ruột thịt, tuyệt không thể truyền lại cho người ngoài khác họ.
Nhưng với những vị hoàng đế khai quốc thì khác, họ phải một tay gây dựng cơ đồ chứ không có bất cứ một vinh hạnh nào từ trên trời rơi xuống.
Chu Nguyên Chương cũng vậy. Ông lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng bước gây dựng cơ đồ, ngồi lên vị trí Hoàng đế.
Vào những năm cuối của triều đại nhà Nguyên, Hoàng đế không lo chuyện triều chính, bách tính đói khổ lầm than.
Chu Nguyên Chương sinh ra trong một gia đình nghèo, ông từng phải làm ăn mày để kiếm cơm sống qua ngày, cuộc sống khó khăn khiến ông quyết tâm đứng lên khởi nghĩa, nhờ vậy sau này mới có Hoàng đế khai quốc nhà Minh nổi tiếng trong lịch sử.
Những điều ông từng trải qua đã giúp ích rất nhiều cho con đường làm Hoàng đế sau này của ông.
Chu Nguyên Chương biết người nghèo có cuộc sống ra sao, cho nên sau khi lên ngôi ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống thanh bần.
Ngay từ khi còn rất nhỏ Chu Nguyên Chương đã phải ra ngoài bươn chải nuôi gia đình, bấy giờ ông làm thuê chăn gia súc cho một gia đình địa chủ, nhưng tên địa chủ này lại thường xuyên cắt xén lương của người làm.
Bố mẹ và anh trai của Chu Nguyên Chương cũng chết vì đói, may nhờ có nhà hàng xóm tốt bụng giúp đỡ, Chu Nguyên Chương mới có tiền để chôn cất cho họ.
Không có tiền, Chu Nguyên Chương sau đó đã đến chùa xuất gia làm hòa thượng, nhưng trong chùa cũng chẳng có gì để ăn nên ông đành phải ra đường làm ăn mày.
Có một lần Chu Nguyên Chương đói đến mức ngất trên đường, may nhờ có một người phụ nữ tốt bụng cứu nên ông mới sống sót. Người đó kia dùng chút lương thực ít ỏi còn lại trong nhà làm đồ ăn cho Chu Nguyên Chương, đây cũng là bữa ăn khiến ông ghi nhớ cả đời, sau khi lên ngôi Hoàng đế mới sinh ra một sở thích đặc biệt.
Lúc ấy, Chu Nguyên Chương hỏi người phụ nữ đây là món gì, người phụ nữ đáp đây là cháo gạo nếp nấu với rau chân vịt và đậu phụ.
Sau này khi ông tham gia khởi nghĩa, nhờ sự giúp đỡ của mọi người mà xây dựng được thế lực cho riêng mình, cuối cùng thành công bước lên ngôi Hoàng đế.
Mặc dù bản thân đã trở thành người cao quý nhất thiên hạ, nhưng Chu Nguyên Chương lại cực kỳ ghét xa hoa lãng phí, dù sống trong hoàng cung nhưng Chu Nguyên Chương vẫn giữ nguyên nếp sống thanh bần, nghèo khó như xưa.
Có một lần sau khi đã đăng cơ, Chu Nguyên Chương bỗng nhớ lại món cháo đã giúp mình giữ được mạng sống, ông liền bảo ngự thiện phòng làm cho ông một bát cháo như thế, nhưng cháo mà ngự thiện phòng nấu ra lại không giống hương vị bát cháo năm ấy.
Về sau, có một người đã dùng những nguyên liệu đơn giản để nấu bát cháo ấy, lúc ấy vua mới chịu hài lòng.
Chu Nguyên Chương thường kể lại cho các vị đại thần cùng phi tần trong hậu cung của mình nghe về những chuyện mình đã từng trải qua, hơn thế, còn yêu cầu họ phải sống tiết kiệm giống như mình.
Vì ảnh hưởng của ông nên các vị đại thần nhà Minh khi ấy cũng đều sống như vậy, không dám trái lệnh. Ngay cả các vị phi tần trong hậu cung cũng không được phép đeo trang sức đắt đỏ, không được lãng phí.
Đối với những phi tần xuất thân cao quý trong xã hội lúc bấy giờ, vốn được sống sung sướng ăn ngon mặc đẹp, sau khi vào cung phải tuân thủ việc việc ăn uống đạm bạc, thật chẳng dễ để thích nghi, khổ mà không dám kêu ca.