Trong Tây Du Ký có chi tiết Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung thì bị Phật Tổ Như Lai nhốt dưới chân Ngũ Hành Sơn 500 năm. Mặc dù có 72 phép thần thông biến hóa những Tôn Ngộ Không không thể thoát ra nhưng lại được hóa giải bởi Đường Tăng, vậy lí do là vì sao?
Sau khi Tôn Ngộ Không náo loạn thiên cung đã bị Phật Tổ Như Lai giam dưới núi Ngũ Hành Sơn. Trước khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới núi, Phật Tổ Như Lai đã thách thức: "Ta đánh cuộc với nhà ngươi, nếu nhà ngươi có tài nhảy một cân đẩu vân ra khỏi được lòng bàn tay phải của ta, thì nhà ngươi thắng". Chỉ cần một cân đẩu vân là có thể vượt qua mười vạn tám nghìn dặm dễ dàng, thế nhưng Tôn Ngộ Không dù cố gắng đến đâu vẫn cứ phải quẩn quanh trong lòng bàn tay Như Lai. Đây không phải là vấn đề may mắn mà là vấn đề sức mạnh. Trên thực tế, Như Lai và Tôn Ngộ Không đều không cùng thứ tự cường đại, cho nên sức mạnh của cả hai hoàn toàn chênh lệch.
Khoảng cách giữa Như Lai và Tôn Ngộ Không thực chất là khoảng cách giữa bất tử cấp cao và bất tử cấp trung. Những người bất tử cấp cao không còn dựa vào võ công để quyết định thắng bại nữa. Họ tu luyện pháp khí, hoặc dùng thần thông cường đại để chế phục những kẻ bất tử cấp thấp. Còn Tôn Ngộ Không, Na Tra và Nhị Lang Thần vẫn dựa vào võ công và một số thần thông cấp thấp để chiến đấu với những người khác, nếu so với Như Lai thì vẫn còn kém xa.
Sau khi Tôn Ngộ Không thành Phật hiểu được thần thông cao cấp của Phật phái, trong đó có nhãn lực trí tuệ thường được chư Phật và Bồ tát sử dụng, thần thông này có thể đoán trước được tương lai của Tôn Ngộ Không. Và Như Lai là một ví dụ.
Nhiều người sẽ thắc mắc làm sao để biết Như Lai đã tiên đoán trước phần thắng trong cuộc tỷ thí với Tôn Ngộ Không? Trên thực tế, có thể suy đoán thông qua các thao tác tiếp theo của Như Lai. Chẳng hạn, khi Ngọc Hoàng nhận được tin báo việc Ngũ Hành Sơn không thể giữ chân được Tôn Ngộ Không, Như Lai rất bình tĩnh, lấy từ tay áo một lá bùa chú có 6 chữ đưa cho A Nan và dặn mang đi dán lên đỉnh núi. A Nan vâng lời Phật Tổ và quả nhiên sau khi dán 6 chữ trên đỉnh núi Ngũ Hành thì Tôn Ngộ Không không tài nào thoát ra khỏi dù nắm trong tay 72 phép thần thông.
Được biết trên lá bùa là sáu chữ bí ẩn: "Lục tự đại minh chân ngôn" hay còn được biết đến với cái tên "Um Ma Ni Bát Mê Hồng", "Om Mani Padme Hum". Đây chính là câu thần chú do Bồ Tát Quan Âm truyền lại, được ghi chép trong quyển 4 Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm của Mật tông Tây Tạng. "Om Mani Padme Hum" là một thần chú trong Phật giáo, và thường được dịch là "Viên ngọc trong hoa sen". Như vậy, câu chân ngôn mang sáu chữ vàng của Phật Tổ Như Lai cũng giống như một lời nhắc nhở dành cho Tôn Ngộ Không: Dù có nắm trong tay thần thông quảng đại, trải qua tháng năm đằng đẵng, nhưng nhất định phải biết tu hành, giác ngộ, hành thiện, giúp đời! Có thể thấy rằng cách mà Như Lai đối phó với Tôn Ngộ Không đã được tính toán trước.
Ngoài ra, bản chất của việc Tôn Ngộ Không lộn nhào nhưng không thoát khỏi lòng bàn tay của Như Lai thực chất là việc Như Lai đã mở ra một không gian độc lập riêng và giam giữ Tôn Ngộ Không trong đó. Khái niệm không gian đã có từ lâu, ví dụ như thiên đình là không gian độc lập, Ngũ Hành Sơn cũng là không gian độc lập riêng, căn cứ vào thực tế là cách tính thời gian của thiên đình và Ngũ Hành Sơn là khác nhau. Một ngày ở thiên đình tương đương với một năm ở thế giới phàm trần.
Những không gian này thường mở, vì vậy Tông Ngộ Không hay các thần tiên có thể cưỡi mây đến thiên đình hay đi xuống dưới địa phủ, và các sức mạnh siêu nhiên lớn có thể kiểm soát không gian do mình tạo ra, giống như Tôn Ngộ Không cũng sử dụng vẽ vòng tròn ngăn yêu quái không thể vào hại Đường Tăng. Trong cuộc tỷ thí với Tôn Ngộ Không cũng vậy, Như Lai biến lòng bàn tay của mình thành một không gian độc lập, để cho dù Tôn Ngộ Không có xoay người lộn nhào thế nào cũng không thể bay ra ngoài. Chỉ cần dựa vào điều này cho thấy, Tôn Ngộ Không không có khả năng chiến đấu với Như Lai. Sau khi Tôn Ngộ Không ra khỏi Ngũ Hành Sơn, hắn không còn dám gây rắc rối cho Như Lai nữa, thay vào đó là sự kính trọng.