Trong Tây Du ký, Tôn Ngộ Không ngoài việc thông thạo 72 phép biến hóa, còn một bản lĩnh vô cùng lợi hại là Kim cang bất hoại thân. Vì vậy mà Tôn Ngộ Không có thể đại náo Thiên cung, nước lửa và cả sấm sét cũng không làm rụng nổi một sợi lông của Tề Thiên Đại Thánh.
Chưa hết, với tuyệt chiêu Cân Đẩu Vân một lần có thể đi một vạn tám nghìn dặm, khiến các thiên binh thiên tướng bất lực trong việc truy bắt "khỉ đá".
Tuy nhiên, trên đường bảo vệ Đường Tăng đến Tây Thiên thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã có lần suýt chút nữa mất mạng, biến mất khỏi Tam Giới.
Đó là khi thầy trò Đường Tăng đến Sư Đà Lĩnh. đây cũng là một trong những kiếp nạn nguy hiểm và khó khăn của đoàn trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh.
Sư Đà Lĩnh do Thanh Sư Tinh, Bạch Tượng Tinh và Đại Bàng Tinh chiếm giữ. Chúng chuyên ăn thịt người, hại chết không biết bao nhiêu bách tính vô tội, vì vậy được gọi "Tam Ma".
Luận bản lĩnh, Tôn Ngộ Không có thể bất phân thắng bại với Đại Bàng Tinh Kim Sí Điểu. Tuy nhiên, khi giao tranh, đội của Ngộ Không - Bát Giới - Sa Tăng lại thất bại hoàn toàn.
Điều đó cũng chẳng khiến Ngộ Không nao núng gì cho đến khi đại đồ đệ của Đường Tăng bị nhốt vào bên trong bình Âm Dương Nhị Khí của Kim Sí Điểu.
Đây có thể nói là pháp bảo lợi hại nhất Tôn Ngộ Không từng nếm thử. Trong bình cấu tạo bởi thất bảo bát quái, có chứa 24 loại khí, cần tới 36 người mới thể nhấc lên được.
Tôn Ngộ Không khi vừa bị nhốt vào trong bình, phải chịu dòng khí âm lạnh lẽo, sau chiếc bình lại nổi lửa thiếu, khiến Ngộ Không dù có Kim cang bất hoại thân cũng ngã gục.
Trong nguyên tác, kiếp nạn này của Tôn Ngộ Không được tác giả mô tả rằng: Hành giả thấy mắt cá chân có chút đau nhức, vội sờ tay xuống hóa ra đã bị thiêu mềm rồi, hốt hoảng nghĩ "làm sao đây? Mắt cá bị thiêu mềm rồi! Thành người tàn phế rồi". Không kìm nổi mà rơi lệ.
Đương nhiên, Ngộ Không khóc không phải vì sợ chết, mà vì nghĩ đến Đường Tăng, lòng thấy hổ thẹn vì đã báo đáp được ân tình với người mà đã phải bỏ mạng.
Đúng vào thời khắc ngàn cân treo sợi tóc, Tôn Ngộ Không chợt nhớ đến 3 sợi lông cứu mạng mà Quan Âm Bồ Tát ban tặng. Trong khi tất cả những sợi lông trên người Ngộ Không gần như bị thiêu cháy, thì 3 chiếc lông này vẫn rất cứng.
Tôn Ngộ Không liền rút 3 sợi lông này ra, một sợi biến thành mũi khoan kim cang, một sợi biến thành trúc phiến, sợi còn lại biến thành dây thừng tơ. 3 pháp khí này tạo thành một lỗ thủng ở chiếc bình nên mới giúp Ngộ Không thoát được kết cục bị phân hủy thành nước.
Thực tế trước đó, Quan Âm Bồ Tát dã dự liệu trước được kiếp nạn này và đã đề cập tính quan trọng của 3 sợi lông với Tôn Ngộ Không.
3 sợi lông cứu mạng được Quan Âm Bồ Tát ban cho ngay từ khi Ngộ Không bắt đầu theo Đường Tăng đi thỉnh kinh. Thời gian trôi qua quá dài đã khiến Ngộ Không quên mất 3 sợi lông này.
Bằng chứng là Ngộ Không cũng từng một lền suýt chết khi bị Hồng Hài Nhi dùng Tam muội chân hỏa thiêu đến hồn bay phách tán. Tôn Ngộ Không lúc thập tử nhất sinh vẫn không nhớ tới 3 sợi lông cứu mạng này.
Tôn Ngộ Không sau đó tới Nam Hải, mượn Quan Âm Bồ Tát bình Dương Sỉ để hàng yêu. Bồ Tát cố ý yêu cầu Ngộ Không phải có vật làm tin. Nguyên tác viết lời Bồ Tát nói rằng: "Ta không cần y phục, không cần thiết bản, kim cô, ta chỉ cần rút sợi lông cứu mạng sau đầu người để làm tin là được rồi".
Với bản tính láu cá linh hoạt của Ngộ Không, nghe lời nói vậy chắc chắn hiểu được sự lợi hại của 3 sợ lông cứu mạng, vì vậy mà Ngộ Không nhất quyết không chịu đánh đổi, và mời Bồ Tát đích thân hạ phàm hàng yêu.
3 sợi lông cứu mạng vốn là pháp bảo của Bồ Tát, thế nên việc đòi dùng 3 sợi lông này để làm tin thực chất chỉ là cái cớ để Bồ Tát nhắc Ngộ Không nhớ lại và hiểu tầm quan trọng của chúng.
Sư Đà Lĩnh không chỉ có 3 tên ma đầu lợi hại, mà đám tiểu yêu cũng nhiều không đếm xuể. Nếu không có 3 sợi lông cứu mạng của Quan Âm Bồ Tát và sự giúp đỡ của chư phật, Ngộ Không e là khó qua nổi kiếp nạn này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.