Mới đây, Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022 (VIDW2022) đã chính thức khai mạc và diễn ra sẽ diễn ra từ ngày 11-14/10/2022, tập trung thúc đẩy và mở rộng các quan hệ đối tác số, với các ưu tiên: hoàn thiện thể chế và môi trường quản lý, đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển công nghiệp công nghệ số, hạ tầng số; xây dựng không gian mạng an toàn và tin cậy; nâng cao kỹ năng số cho người dân.
Tham dự sự kiện này có hơn 350 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ chuyên ngành, các cơ quan quản lý, hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp công nghệ số của các nước ASEAN và các nước đối thoại, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022, các đại biểu tham dự đánh giá cao vai trò của chuyển đối số với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Để một đất nước phát triển, nhất thiết phải chú trọng đến công cuộc chuyển đổi số.
"Cuộc di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số là công cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, và cũng là thách thức nhất đối với nhân loại", Bộ Trường Bộ TT&TT - Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam - ông Jesus Lavina cho biết: "EU đang có những chính sách ưu tiên về chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Công nghệ số đã cho thấy vai trò quan trọng của mình trong đại dịch COVID-19. Nhờ sự phát triển của công nghệ số, nhiều công việc mới được tạo ra".
Không những vậy, EU đang phát triển đội ngũ chuyên gia đáp ứng cho ngành công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình chuyển đổi số toàn diện và hiệu quả.
"EU muốn phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT-TT khoảng 20 triệu người. Đồng thời, đặt mục tiêu 100% các dịch vụ y tế được cung cấp trực tuyến, trong đó y tế điện tử bao phủ 100% và tỷ lệ kinh tế số là 80%", Jesus Lavina nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lee Byong Moog - Đại diện Bộ Khoa học & Truyền thông Hàn Quốc cũng chia sẻ kinh nghiệm mà nước này đạt được trong quá trình chuyển đổi số để giúp Việt Nam có thêm sự học hỏi, trau dồi. Theo đó, nước này đã đã có chặng đường dài phát triển công nghệ số từ những năm 1980 đến nay và được chia thành 5 giai đoạn. Hiện nay, để hoàn thiện và nâng cao trải nghiệm công nghệ số, Hàn Quốc đẩy mạnh xây dựng các mạng lưới siêu kết nối, nghiên cứu về 6G với tốc độ 1GB để là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực.
Ông Lee Byong Moog nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Theo đó, Hàn Quốc dành đầu tư cho công nghệ số chiếm tới 12,9 GDP. Trong đó, xuất khẩu về ICT chiếm 34% và chi phí cho nghiên cứu phát triển chiếm 58%. Những con số trên đủ để thấy tầm quan trọng của ngành công nghệ số và truyền thông mà Hàn Quốc đang tập trung đẩy mạnh.
Quá trình chuyển đổi số của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định khi kinh tế số đã chiếm 10,41% GDP theo ông Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Nhờ đó, tại Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2022, Bộ trưởng Công nghệ và Truyền thông Lào - Boviengkham Vongdara mong muốn học hỏi kinh nghiệm, ông chia chia sẻ: "Lào mong muốn học hỏi kinh nghiệm các quốc gia và Việt Nam là một trong những nước đã đạt được thành tựu về chuyển đổi số". Bộ Trưởng Công nghệ Lào mong muốn hợp tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Đáp lại, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Huy Dũng cho biết Việt Nam cam kết hỗ trợ, hoan nghênh những sáng kiến số và mong muốn hợp tác với các nước trong vấn đề an ninh mạng. Đồng thời, Thứ trưởng đề xuất các nước hợp tác và cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, đặc biệt là việc phát triển khung pháp lý, luật giao dịch điện tử, thuế, các giao dịch xuyên biên giới, các khuôn khổ sandbox dành cho dịch vụ mới... để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.