Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" tại Kiên Giang.
Sự kiện thiết thực, quy tụ hàng trăm hội viên nông dân
Ghi nhận của chúng tôi, ngay từ đầu giờ chiều, rất đông đại diện lãnh đạo: Hội nông dân tỉnh Kiên Giang, Liên minh Hợp tác xã, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Hội nông dân các huyện Kiên Lương, Hà Tiên, Giang Thành, Hòn Đất, Gò Quao, An Biên, Vĩnh Thuận, An Minh, U Minh Thượng, lãnh đạo nhiều hội nông dân các xã có sản xuất lúa - tôm của các huyện, Giám đốc các hợp tác xã lúa tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đều có mặt từ rất sớm tại hội trường Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang trông đợi hội nghị.
Ông Trần Thanh Dũng - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang khái quát về phát triển kinh tế tập thể của tỉnh này.
Theo đó, Kiên Giang có 101/116 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã đạt dưới 12 tiêu chí (bình quân đạt 18,4 tiêu chí/xã), có 5/15 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 33,3%, có trên 5.000 ha sản xuất lúa đạt chuẩn và được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, SRP và hữu cơ.
Kiên Giang là một trong những tỉnh trọng điểm về nông nghiệp của cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, sản lượng lương thực 4,4 triệu tấn/năm, lao động sản xuất nông, lâm thủy sản chiếm 41% lao động toàn tỉnh này.
"Đây chính là yếu tố rất thuận lợi cho Liên minh Hợp tác xã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề triển khai Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" giai đoạn 2.
Ông Trần Thanh Dũng cũng đề xuất triển khai giai đoạn 2 tiếp tục phối hợp với các ban ngành và UBND các huyện, thành phố để tư vấn, tuyên truyền cho thành viên hợp tác xã và người lao động trong các hợp tác xã về lợi ích của sử dụng chế phẩm Bồ Đề - Mother Water trong nuôi thủy sản.
Ông Trần Thanh Dũng mong Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề tiếp tục cử thêm cán bộ kỹ sư có mặt thường xuyên tại các vùng thực hiện đề án để kịp thời giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản của nông dân.
Giá trị của Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" tỉnh Kiên Giang
Ông Lâm Quốc Toàn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang nhìn nhận, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi mới, việc phát triển nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị gia tăng thấp, việc đổi mới hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp diễn ra còn chậm, giá vật tư đầu vào tăng cao, năng suất, sản lượng, thị trường tiêu thụ và giá cả đầu ra không ổn định.
Tình hình ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp của nông dân, dẫn đến năng suất, chất lượng nông, thủy sản đạt thấp.
Để kịp thời hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất, Ban Thường vụ Hội nông dân tỉnh thống nhất chủ trương giao cho Trung tâm Hỗ trợ Nông dân và Giáo dục Nghề nghiệp phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề thực hiện thí điểm đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" nhằm tuyên truyền, vận động nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ sinh học vào trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thí điểm sử dụng các chế phẩm sinh học của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề bổ sung vào môi trường nuôi trồng, cải tạo đất ngộ độc hóa học, ngộ độc phân vô cơ, khử kim loại nặng, khử phèn làm cân bằng độ pH, giúp vi sinh vật có lợi phát triển, làm tăng lượng ô xy trong nước, kích thích các vi sinh vật có lợi phát triển và tăng sinh về mật độ, phân hủy mùn bã hữu cơ, xác thực vật, thức ăn dư thừa, làm sạch môi trường nước, giữ ổn định độ kiềm cho nước, tạo chuỗi thức ăn tự nhiên, giúp tôm, cá phát triển tốt hơn...
"Sau 2 năm thí điểm triển khai đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân giai đoạn 1 đạt nhiều kết quả, chúng ta ngồi lại với nhau đánh giá, thảo luận sâu hơn về những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế trong công tác phối hợp cũng như đánh giá chất lượng, hiệu quả từ các sản phẩm của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề đã triển khai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời gian qua và trong thời gian tới" - ông Lâm Quốc Toàn.
Trước Tết, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề sẽ cho giải ngân toàn bộ số kinh phí còn lại như Kiên Lương, Hà Tiên, Giang Thành, Hòn Đất, Gò Quao... Tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Đề án thí điểm chuyên nghiệp hóa người nông dân cho các huyện còn lại. Với sự phối hợp giữa Hội Nông dân; Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề; Liên minh Hợp tác xã, bà con nông dân có những thắc mắc gì có thể liên hệ với cán bộ hội nông dân tại tất cả các chi hội, hội nông dân cấp xã, huyện để nhận được hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề
Hỏi thẳng thắn - đáp thuyết phục, rõ ràng
Theo đánh giá của lãnh đạo Hội nông dân tỉnh Kiên Giang, gắn kết giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học còn yếu. Việc ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao, nhất là công nghệ sinh học vào phát triển nông nghiệp của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Năng lực làm chủ và vai trò chủ thể của nông dân chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm và phong trào, thiếu kiến thức sản xuất, thiếu hiểu biết thị trường, về phát triển các hình thức liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị, về thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng...
"Nhằm góp phần khắc phục, tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp và nông dân, cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ mọi nguồn lực, tích cực triển khai toàn diện các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nông dân trên nhiều lĩnh vực như hỗ trợ vốn, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, tư vấn chuyển đổi cây trồng vật nuôi, kết nối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động khuyến khích hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái, an toàn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, tăng năng suất, giá trị sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng BĐKH.
Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chính là một trong những nhân tố tích cực góp phần làm nên sự thành công đó" - ông Lâm Quốc Toàn khẳng định.
Rất đông hội viên nông dân, hợp tác xã đều chung nhận định rằng, chất lượng của sản phẩm Bồ Đề - Mother Water là "miễn bàn bởi hiệu quả rất tốt, ngoài mong đợi".
Nông dân Thạch Tài Mon (huyện Vĩnh Thuận) chia sẻ: "Sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water cho hiệu quả rất cao, màu nước đẹp, nhất là trong xử lý môi trường nước. Cụ thể khi xả nước trong ao nuôi ra hệ thống ao thải và đánh sản phẩm này vào thì nước trong ao thải rất sạch, màu nước trong.
Sản phẩm Bồ Đề - Mother Water chất lượng rất tốt. Sử dụng Bồ Đề - Mother Water, chúng tôi rất an tâm".
Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chăm chú lắng nghe, ghi chép lại tỉ mỉ từng ý kiến phản hồi từ hội viên nông dân, hợp tác xã.
Tuy bó hẹp về thời lượng, nhận nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề, bà Nguyễn Thị Hằng đã giải đáp mọi thắc mắc rất chi tiết, cặn kẽ, tường tận về giải ngân kinh phí còn lại (5 tỷ đồng trên tổng số 10 tỷ đồng) cũng như chính sách chiết khấu bán hàng đại lý, về giá cho từng nông dân rất quyết đoán, rõ ràng, thuyết phục.