Dân Việt

Viêm kết mạc do virus Adeno rất phổ biến, điều trị bằng cách nào?

Diệu Linh 15/10/2022 06:07 GMT+7
Viêm kết mạc do virus Adeno là bệnh thường gặp. Hiện nay, có nhiều người đang viêm kết mạc do virus này và gặp nhiều bất tiện, khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.

Viêm kết mạc do virus Adeno rất phổ biến

Theo bác sĩ Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương), viêm kết mạc hai mắt có nhiều nguyên nhân như viêm kết mạc do virus Adeno, do vi khuẩn chlamydia, các chủng virus khác, viêm kết mạc do dị ứng… 

Tuy nhiên, virus Adeno vẫn là vẫn là nguyên nhân gây viêm kết mạc hàng đầu (chiếm khoảng 70%). Viêm kết mạc do virus Adeno dễ lây lan và không có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Viêm kết mạc do virus Adeno  - Ảnh 1.

Triệu chứng viêm kết mạc do các nguyên nhân khác nhau trong đó có viêm kết mạc do virus Adeno (Ảnh minh họa Bệnh viện Mắt Hà Nội 2).

Theo bác sĩ Hoàng Cương, trong nhà nếu có người viêm kết mạc do virus Adeno sẽ có tỷ lệ lây lan sang người khác rất lớn. Tỷ lệ bệnh viêm nhiễm liên gia đình được xác định là khoảng 10-50%.

Bệnh viêm kết mạc 2 bên do virus Adeno có các biểu hiện phù mi mắt và tổ chức xung quanh hố mắt. Khởi đầu có sốt nhẹ khoảng 3-5 ngày, viêm mũi, viêm họng, sưng hạch 2 bên cổ (adenitis), đau mắt, sợ ánh sáng, mắt mờ.

Khoảng 7 ngày sau, có tới 50% bệnh nhân xuất hiện trên giác mạc có những đám thâm nhiễm tròn, nhỏ và cuối cùng có thể tạo thành những đám loét.

Bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần. Bệnh nặng có thể để lại những vết mờ trên giác mạc làm ảnh hưởng đến thị giác trong vài tuần hoặc đôi khi để lại sẹo vĩnh viễn.

(nguồn Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)

Virus lây lan qua tay nhiễm bệnh, giấy, khăn, bề bơi, thuốc và dụng cụ y tế nhiễm bẩn  cũng có thể qua giọt bắn từ mũi qua hắt hơi. Bất cứ gì mà bệnh nhân chạm vào cũng có thể là nguồn lây tiềm tàng.

Bệnh lây truyền qua dịch tiết của mắt người bệnh hoặc dịch tiết từ đường hô hấp nhiễm vào mắt người lành.

Khi người bệnh đưa tay dụi mắt, tiết tố chứa yếu tố gây bệnh sẽ nhiễm vào tay và lây cho người khác trong gia đình qua các vật dụng dùng chung (điều khiển từ xa, tay nắm cửa, khăn và chậu rửa mặt,…).

Virus gây viêm kết mạc cấp có thể nhiễm vào dịch tiết đường hô hấp và khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi, nước bọt có chứa yếu tố gây bệnh sẽ bắn ra ngoài và nhiễm vào mắt người khác, đây là con đường lây lan chính trong cộng đồng.

Viêm kết mạc do virus Adeno không có phương pháp điều trị đặc hiệu

Bác sĩ Trần Tiến Tùng (Bệnh viện đa khoa Medlatec) cho biết, các biện pháp điều trị viêm kết mạc do virus Adeno chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Thời gian điều trị có thể kéo dài trung bình 2 - 3 tuần.

Các triệu chứng tiết dịch có thể tăng lên trong 3 - 5 ngày đầu, sau đó các triệu chứng sẽ giảm dần sau 2 - 3 tuần và cần tuân thủ điều trị bệnh.

Theo bác sĩ Tùng, người bệnh không nên tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc kháng virus. Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, người bệnh nên đi khám và được kê đơn kháng sinh đúng thuốc, đúng liều lượng.

Những điều cần biết về viêm kết mạc do virus Adeno  - Ảnh 3.

Virus Adeno vẫn là vẫn là nguyên nhân gây viêm kết mạc hàng đầu (chiếm khoảng 70%) (Ảnh: Điều trị cho trẻ nhiễm virus Adeno tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Nguồn: BVCC)

Khuyến cáo đối với người viêm kết mạc do virus Adeno

Bác sĩ Tùng cho biết, để làm giảm đau đớn, khó chịu khi bị viêm kết mạc, người bệnh có thể sử dụng liệu pháp: 

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp (Bệnh viện Nhi Trung ương), virus Adeno chia làm 7 nhóm từ A-G trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các tổn thương thường gặp nhất do nhiễm virus Adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,…

Bệnh do virus Adeno gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông.

- Chườm ấm hoặc chườm mát vùng quanh mắt nhằm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên cần chú ý vệ sinh tay đúng cách và sử dụng khăn riêng, tránh chạm trực tiếp vào mắt;

- Bóc tách giả mạc bằng tăm bông;

- Sử dụng nước mắt nhân tạo trong quá trình điều trị, trên thực tế có rất nhiều sản phẩm với các thành phần khác nhau;

- Có thể sử dụng chất sát trùng povidone-iodine trong điều trị với mục đích rút ngắn thời gian phục hồi và mức độ nghiêm trọng của bệnh;

- Dùng các thuốc điều trị theo đơn của bác sĩ và khi triệu chứng nghiêm trọng cần đi tái khám.

Bác sĩ Hoàng Cương cũng chia sẻ, đối với bệnh viêm kết mạc do virus Adeno cần điều trị toàn thân và điều trị tại mắt.

Những điều cần biết về viêm kết mạc do virus Adeno  - Ảnh 5.

Người dân viêm kết mạc do virus Adeno cần nâng cao sức đề kháng bằng ăn uống đủ dưỡng chất... (Khám mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2. Nguồn BVCC)

Bệnh nhân cần nâng cao sức đề kháng bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng: tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo; Không nên kiêng khem quá mức dẫn đến suy nhược cơ thể khiến bệnh lâu khỏi.

Ngoài ra cần nâng cao thể trạng, miễn dịch cơ thể: có thể uống bổ sung vitamin tổng hợp hoặc các loại sinh tố trái cây cam, chanh, bưởi… trừ những thức ăn cơ thể người bệnh có tiền sử dị ứng.

Nên đeo khẩu trang y tế; Nên cách ly hợp lý vì bệnh lây qua đường tiếp xúc; Ngủ đủ giấc để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi giúp bệnh mau lành; Hạn chế tối đa các thiết bị điện tử trong thời gian bị bệnh; Nên đeo kính chắn gió, bụi; 

Tránh tiếp xúc với các loại khói: khói hương, khói bếp, khói than củi, khói xe vì dễ gây kích thích cho mắt…; Tránh bơi hoặc dây nước bẩn vào mắt bị bệnh; Không day, dụi mắt vì sẽ làm tổn thương giác mạc (tròng đen) sẽ ảnh hưởng đến thị lực và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm kết mạc

Sau khi mắt tiếp xúc với nguồn bệnh vài ngày, bệnh nhân sẽ thấy đỏ mắt, cộm như có dị vật trong mắt, có thể chảy nước mắt.

Xuất tiết (rử mắt) nước trong, dính làm cho bệnh nhân khó mở mắt nhất là buổi sáng ngủ dậy.

Khám sẽ thấy mi và kết mạc cương tụ phù nề, giác mạc thường không bị tổn thương. Lúc đầu bệnh xuất hiện ở một mắt sau lan ra hai mắt.

Một số trường hợp nặng hơn có thể có màng giả (còn gọi là giả mạc) bao bọc mặt trong mi mắt, mi sưng nề nhiều, đau nhức, khó mở mắt.

Bình thường bệnh không ảnh hưởng đến thị lực nhưng trong trường hợp nặng có viêm giác mạc kèm theo thị lực bệnh nhân sẽ bị giảm kèm theo chói sáng.

Bệnh nhân có thể có sốt, viêm đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy), có hạch trước tai.