Ngành Esport dự kiến sẽ cất cánh ở Đông Nam Á, với dự kiến lĩnh vực này sẽ đạt doanh thu 72,5 triệu đô la Mỹ vào năm 2024. Hiện tại, Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên như một điểm nóng toàn cầu về chơi game chuyên nghiệp, thu hút các nhà tài trợ tên tuổi đến với thị trường esport dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tăng gần gấp đôi vào giữa thập kỷ này.
Trước mắt, Đại hội thể thao châu Á bốn năm một lần tiếp theo, được tổ chức tại Trung Quốc vào năm 2023, lần đầu tiên sẽ có Street Fighter V và các trò chơi điện tử khác làm sự kiện thi đấu sẽ được trao huy chương chính thức. Còn Đại hội thể thao Đông Nam Á 11 quốc gia đã bao gồm thể thao điện tử, nó đã là sự kiện chính thức kể từ năm 2019.
Theo công ty nghiên cứu Newzoo của Hà Lan, Đông Nam Á là thị trường thể thao điện tử phát triển nhanh nhất trên thế giới. Vì thế mà các thương hiệu toàn cầu muốn có một phần hành động chung tay để lấn sân qua hình thức mua bản quyền hay tài trợ.
Hay nói cách khác, để thúc đẩy một hệ sinh thái và cộng đồng thể thao điện tử sôi động ở Đông Nam Á, Tập đoàn Singtel đã ra mắt PVP Esports, nền tảng thể thao điện tử đa quốc gia, đa trò chơi đầu tiên của ASEAN vào năm 2018. Nền tảng này đã khởi động Giải vô địch thể thao điện tử PVP vào năm 2018, một giải đấu cấp chuyên nghiệp đã thu hút hơn 13 triệu lượt xem trên toàn khu vực và 3.000 người tham dự vào cuối tuần sự kiện.
Gần đây nhất, chuỗi cửa hàng ăn nhanh KFC đã mua quyền đặt tên cho đội chơi game chuyên nghiệp Thái Lan Talon Esports. Yamaha Motor đã ký hợp đồng tài trợ với đội tuyển Indonesia Evos Esports.
"Chúng tôi cần cộng hưởng với thế hệ trẻ để tạo ra thị trường lớn mạnh, tiềm năng", một đại diện của Yamaha cho biết.
Theo Newzoo, 6 quốc gia Đông Nam Á cùng có 40 triệu người xem esport, trong đó Indonesia chiếm tỷ lệ lớn nhất với 17 triệu người. Các sự kiện thể thao điện tử thường được tổ chức bởi các công ty trò chơi điện tử. Garena, chi nhánh giải trí kỹ thuật số của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore, tổ chức hàng trăm sự kiện mỗi năm. Sự kiện Series Free Fire World hàng đầu của hãng thu hút hơn 5 triệu người xem đồng thời vào cao điểm, với tổng giải thưởng là 2 triệu đô la.
Razer, cũng có trụ sở chính tại Singapore, bán phần cứng chơi game cho các đối thủ thể thao điện tử. Họ hiện cũng tài trợ cho hơn 25 đội ở Đông Nam Á và các nơi khác. Flo Gutierrez, Giám đốc thể thao điện tử toàn cầu của Razer cho biết: "Chúng tôi làm việc với các đội và người chơi được tài trợ của mình rất chặt chẽ trong quá trình phát triển sản phẩm để đảm bảo rằng, thiết bị của chúng tôi đáp ứng và vượt qua các tiêu chuẩn cao nhất trong trò chơi".
Tại Philippines, Globe Telecom, một phần của tập đoàn Ayala, đang hợp tác với nhà phát triển Mỹ Riot Games để cung cấp các vật phẩm độc quyền trong trò chơi cho Liên minh huyền thoại nổi tiếng của Riot: Wild Rift. Nikko Acosta, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh nội dung của Globe Telecom cho biết: "Một năm rưỡi vừa qua là một cơ hội cho chúng tôi".
"Với sự phân phối phù hợp, định giá phù hợp, với cơ sở hạ tầng phù hợp, chúng tôi tin rằng các cầu thủ sẽ đến, và họ sẽ không rời đi mà họ sẽ ở lại", Acosta nói. "Và đó là điều mà chúng tôi tự hào".
Đối thủ cạnh tranh viễn thông của Philippines, PLDT đã ký một biên bản hợp tác nội bộ vào tháng 6 vừa qua với nhà cung cấp dịch vụ đám mây tốc độ cao OneQode của Úc. Họ có kế hoạch mang đến cho người chơi esports trải nghiệm chơi game được cải thiện để giảm thiểu độ trễ mạng.
Esportsđược xác định là một cách để thúc đẩy sinh kế và thu nhập trong các cộng đồng trong toàn khu vực, cũng như là nơi đào tạo cho những người mong muốn theo đuổi esport chuyên nghiệp. Khán giả chơi game của Đông Nam Á thì đang ngày càng trở nên đa dạng hơn và mặc dù game thủ nam vẫn nhiều hơn nữ, nhưng khoảng cách này đang nhanh chóng được thu hẹp. Người chơi nữ chiếm khoảng 40% tổng số game thủ trong khu vực và tại các thị trường quan trọng như Indonesia và Singapore, khoảng cách này nhỏ hơn nhiều với phụ nữ chiếm gần một nửa tổng số khán giả chơi game. Ngoài ra, tỷ lệ nam và nữ chơi game di động gần như tương đương nhau. Tuy nhiên, ở các phân khúc như PC và console chơi game, vẫn còn một số khoảng cách cần khắc phục.
Giống như các hình thức giải trí khác, thể thao điện tử phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế và các "cơn gió ngược" khác do điều kiện kinh tế vĩ mô. Gần đây, Hãng hàng không giá rẻ AirAsia bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã rút khỏi tài trợ cho đội chuyên nghiệp. Đồng thời, sự can thiệp của các chính phủ gây ra một rủi ro khác. Có những lo ngại rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ vào cuộc để hạn chế thời gian trẻ vị thành niên dành cho trò chơi điện tử.