Khi xem các bộ phim cổ trang, tiểu thuyết, nhiều người chú ý đến một số thái giám có địa vị cao trong hoàng cung. Không những là người thân cận với hoàng đế Trung Quốc, những hoạn quan này còn có võ công thâm hậu như cao thủ võ lâm. Ảnh: Sohu
Từ đây, nhiều người tò mò đặt ra nghi vấn liệu các thái giám thời phong kiến thực sự là cao thủ võ thuật hay không. Trước bí ẩn này, một số nhà nghiên cứu đã vào cuộc tìm hiểu. Ảnh: Sohu
Theo các chuyên gia, hoạn quan ở Trung Quốc thời phong kiến gần như không có khả năng sở hữu võ nghệ siêu phàm như cao thủ võ lâm. Ảnh: Sohu
Nguyên do là bởi đa số thái giám xuất thân từ tầng lớp nghèo khó. Họ bị gia đình bán vào cung lấy một chút tiền để trang trải cuộc sống. Ảnh: Sohu
Do cuộc sống khó khăn nên gia đình không thể có tiền bạc để cho con bái sư luyện võ. Ảnh: Sohu
Thêm nữa, sau khi vào cung, thái giám là người hầu hạ hoàng đế và các phi tần. Hoạn quan luôn đi theo, chăm lo mọi nhu cầu của chủ nhân từ việc ăn mặc, nghỉ ngơi... Ảnh: Sohu
Với tính chất công việc luôn đi theo hầu cận hoàng đế và các phi tử, thái giám không thể có võ công nhằm tránh gây nguy hiểm cho chủ nhân. Ảnh: Sohu
Một lý do khác là thái giám bận bịu đủ các công việc mỗi ngày khi hầu hạ chủ nhân nên sẽ không có thời gian để tập võ. Ảnh: Sohu
Việc bảo vệ an toàn cho hoàng đế đã có các thị vệ. Do đó, thái giám chỉ cần làm tốt công việc của mình, biết cách lấy lòng chủ nhân hơn là luyện võ. Ảnh: Sohu
Dù vậy, trong số các thái giám hầu hạ hoàng đế, một vài người biết võ công do xuất thân trong gia đình nhà binh. Ngay cả vậy, võ nghệ của họ cũng không quá xuất sắc. Ảnh: Sohu