Dân Việt

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi

Phùng Thảo 04/11/2022 19:02 GMT+7
Những đợt đỉnh triều vượt mức báo động đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống người dân miền Tây nhưng cũng biến những loài cỏ dại ven đồng thành “kho vàng” cho người dân.

Lũ tràn về mang theo những hạt phù sa tự nhiên giúp đất đai trở nên màu mỡ, tơi xốp, diện tích đồng bằng cũng được mở rộng hơn. Người nông dân tại các tỉnh miền Tây lại được dịp thu hoạch món hời trời ban, đó là hẹ.

Loài cỏ dại này từ lâu đã xuất hiện trên mâm cơm của người Việt, trở thành món ăn dân dã của người dân miền Tây sông nước. Trong những năm gần đây, hẹ đã trở thành đặc sản mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều bà con sống trong mùa nước lũ.

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi  - Ảnh 1.

Loài rau dại "vươn mình" trong mùa nước nổi. (Ảnh: Phụ nữ Việt Nam)

Hẹ là loài thực vật dễ sống, dễ trồng và ít công chăm sóc, gieo một lần là có thể thu hoạch nhiều lần. Loài cây này phát triển xanh tốt quanh năm, vừa cho lá để ăn vừa có thể dùng làm thuốc trị bệnh. Hẹ có thể chế biến với đa dạng các món ăn như nấu canh, ăn sống, kho cá, thậm chí là làm bánh... đều cho vị ngọt, dai giòn sần sật, khiến những ai lần đầu nếm thử đều cảm thấy thú vị và tấm tắt khen ngon.

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi  - Ảnh 2.

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi  - Ảnh 3.

Nhiều món ăn trở nên ngon hơn khi dùng chung với rau hẹ. (Ảnh: Cookpad).

Cây hẹ được chia làm hai loại phổ biến đó là hẹ nước và hẹ cạn, trong đó loài hẹ nước được ưa dùng hơn bởi những thuộc tính tốt cho sức khỏe mà nó mang lại, bên cạnh đó còn đem lại giá trị kinh tế khá cao.

Theo khảo sát, hẹ nước tươi có giá dao động từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg. Hẹ nước không chỉ mọc ở ruộng nước mà còn rãi rác ở các kênh mương, đầm nước có vùng đất phèn, trong đó mọc nhiều nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu.

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi  - Ảnh 4.

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi  - Ảnh 5.

Bên cạnh là nguồn lương thực bổ dưỡng, hẹ còn được dùng như một vị thuốc dân gian tốt cho sức khỏe. (Ảnh: kenhitv)

Khác với hẹ cạn, hẹ nước là loài rau dân dã tự nhiên và mọc nhiều vào mùa nước lũ. Cây hẹ nước có dạng lá dài, dẹp và màu xanh lá cây, lá có đặc điểm là mềm, xốp và giòn. Hễ nơi nào có nguồn nước sâu, chảy mạnh và xiết thì lá hẹ nước sẽ trở nên dai giòn, có màu xanh đậm, bản lá to hơn và thơm ngọt hơn.

Trước đây khi thấy hẹ nước mọc lên nhiều quá, người dân còn tìm cách đốn bớt vì sợ nó sẽ lấn át lúa, lấy đi chất dinh dưỡng của lúa. Tuy nhiên qua những lần quan sát mỗi khi nước rút, hẹ nước sẽ già và chết đi, hạt hẹ rơi xuống và cứ thế chờ mùa nước nổi năm sau, hẹ lại mọc tươi tốt trở lại. Cứ như vậy, loài rau này lại tồn tại từ năm này sang năm khác, trở thành nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân xứ miệt vườn.

Ít ai ngờ loài cỏ dại ở miền Tây bỗng "vươn mình" trở thành “kho vàng” trong mùa nước nổi  - Ảnh 6.

Bà con phấn khởi thu hoạch hẹ trong mùa nước nổi. (Ảnh: Tép Bạc).

Để thu hoạch hẹ nước, người dân sẽ phải lội xuống nước, dùng tay cầm lấy phần gốc hẹ và lắc nhẹ nhàng để phần đất trở nên mềm hơn, sau đó sẽ từ từ nhổ toàn thân rau hẹ lên. Sau khi thu hoạch sẽ để ráo nước, tước bỏ nhánh hẹ bị dập, để lộ những lá hẹ xanh mướt rồi túm thành từng chùm để cho thương lái vào mua.

Thứ rau dại này giờ đây đã trở thành đặc sản có mặt ở nhiều tỉnh thành và được rất đông các nhà hàng, quán ăn tìm mua.

Mùa nước nổi với người dân miền Tây đã mang nhiều ám ảnh nhưng cũng mang lại nhiều hi vọng cho đời sống của họ.

Từ những con nước lớn rau hẹ đã "vươn mình" từ loài cỏ dại để trở thành “kho vàng”, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con miền Tây trong mùa nước nổi.