Trong cuốn sách Nửa đời trước của tôi, Phổ Nghi – vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, Trung Quốc, từng kể, người tư thông với Hoàng Hậu Uyển Dung, kì thật không phải một, mà tới hai người.
Trong quyển tự truyện hồi ức này, Phổ Nghi đã ghi lại những chuyện xảy ra lúc đó như sau:
“Năm 1935, bởi vì cô ấy (Uyển Dung) mang thai sắp sinh, tôi mới phát hiện vấn đề. Tôi vừa tức giận, vừa không muốn người Nhật biết chuyện, nên chỉ biết trút giận lên người cô ấy. Trừ việc đuổi hết tất cả những kẻ có quan hệ với cô ấy hoặc những kẻ đáng nghi đi, tôi còn quyết định ly hôn với cô ấy. Nhưng lúc ấy quân Quan Đông không cho phép, tôi thì không dám đắc tội người Nhật".
Từ đoạn này có thể thấy, đứa con Uyển Dung đang mang trong bụng không phải là của Phổ Nghi. Dựa theo lẽ thường, vợ mang thai có thể khiến chồng tức giận, thì chỉ có một khả năng, đó là người vợ ngoại tình.
Vậy tại sao Phổ Nghi dám chắc đứa bé không phải con mình, đó là vì: ông đã sớm mắc bệnh thận (ED), mất khả năng sinh con.
Khi phát hiện Hoàng Hậu Uyển Dung tư thông, Phổ Nghi cũng như tất cả những người đàn ông khác đều muốn tìm cho ra gã đàn ông đã cắm sừng mình.
Không lâu sau, Phổ Nghi đã tìm được mục tiêu, đó là thị vệ Lý Thể Dục bên cạnh ông.
Bị tra tấn, Lý Thể Dục thừa nhận mình đã tư thông với Hoàng Hậu.
Lúc ấy, Uyển Dung bị nghiện thuốc phiện. Chuyện cô hút thuốc phiện là chuyện ai ai cũng biết, cô thường hay “thần trí mơ hồ, như đi vào tiên cảnh”, trong tình huống này, rất nhiều người hút thuốc phiện đều sẽ không kiềm chế được bản thân mình.
Vả lại lúc đó Uyển Dung còn luôn phải chịu cảnh tịch mịch, dưới áp lực từ các phía, nhân lúc Phổ Nghi không ở nhà, Lý Thể Dục trẻ trung, đẹp trai sung sức xuất hiện, cô thuận thế phát sinh quan hệ với anh ta. Nhưng Lý Thế Dục dù thừa nhận mình thông dâm với Uyển Dung, lại không thừa nhận đứa con trong bụng cô là của mình.
Nguyên nhân rất đơn giản: Bởi vì người có quan hệ giường chiếu với Uyển Dung nhiều nhất là một thị vệ khác tên Kỳ Kế Trung.
Phổ Nghi khi nghe được cái tên này, đã suýt đứng không vững. Vì đây là thị vệ mà hoàng đế coi trọng nhất, đã theo ông hơn mười năm, cũng là người Phổ Nghi tin tưởng nhất. Vì bồi dưỡng người này, Phố Nghi còn cử gã ra nước ngoài du học.
Người mình tin tưởng nhất lại cùng với vợ phản bội mình, tâm trạng lúc đó của Phổ Nghi không nói cũng biết sẽ tệ thế nào. Ông lập tức gọi Kỳ Kế Trung đang du học ở Nhật về.
Nhưng đối mặt với hai người đàn ông cắm sừng mình, Phổ Nghi dù tức giận lại không làm gì họ cả. Sau khi tự hỏi thật lâu, Phổ Nghi đưa ra quyết định khiến ai nấy đều ngạc nhiên:
Ông gọi cả hai người vào, cho cả hai 400 đồng đại dương, nói họ chuyện này liên quan tới danh dự hoàng tộc, không được nói ra ngoài. Sau đó, ông bảo họ ra đi, đi càng xa càng tốt.
Bị cắm sừng, không chỉ không giết còn cho tiền đuổi đi? Tại sao lại như vậy? Chẳng lẽ Phổ Nghi bị mất trí? Không, Phổ Nghi không điên, ông còn làm rất đúng những gì “Phổ Nghi” nên làm.
Trước khi giải thích chuyện bên trên, chúng ta quay lại lịch sử để xem Phổ Nghi được lịch sử ghi lại thế nào, ông là một trong những vị hoàng đế cuối cùng có thể chết già, nguyên nhân ông được chết già, chắc hẳn là vì lòng nhân từ của mình. Phổ Nghi được xem là vị hoàng đế nhân từ nhất Trung Quốc đồng thời còn là Phật tử thành kính.
Thời niên thiếu, những món ăn Phổ Nghi ăn đều là những động vật đã chết, không phải bị giết. Cũng vì vậy mà trong hoàng cung có không ít kẻ oán giận: vì ông không chịu giết thịt, nên cả hoàng cung đều không có thịt tươi để ăn.
Sau khi thành niên, Phổ Nghi thậm chí còn không ăn mặn. Ngày thường, ngoại trừ trứng gà, ông cũng không ăn thịt. Thậm chí trứng gà mà ông ăn cũng là loại trứng không nở.
Ngoại trừ ăn chay, Phổ Nghi còn nghiêm cấm sát sinh, tới cả ruồi bọ ông cũng không nỡ giết.
Mùa hè nóng bức, ông cũng không nỡ giết ruồi bọ, vậy nếu ông bị chúng cắn thì sao? Không sao, ông có tuyệt chiêu. Ông thường bỏ trong túi mình một hộp y tế nhỏ, nếu bị côn trùng cắn, ông sẽ xua chúng đi, sau đó lấy hộp y tế ra sát trùng.
Vị hoàng đế nhân từ như vậy, sao có thể vì vợ ngoại tình mà giết người được chứ? Nói tới đây, cũng phải vì ông đính chính một chút: Phổ Nghi chưa từng hạ lệnh giết đối tượng thông dâm của Uyển Dung, càng không giết con gái mà Uyển Dung sinh ra.
Con Uyển Dung không phải bị Phổ Nghi ném vào lò thiêu, mà là vì Uyển Dung luôn hút thuốc phiện, đứa trẻ sinh ra đã ốm yếu, nên chết non.
Kỳ Kế Trung (cha ruột của con Uyển Dung) đi đến Hoa Bắc làm việc cho một quân phiệt, sau khi giải phóng bị bắt và bị giết chết.
Lý Thể Dục thì rời bỏ quê hương bản xứ ra đi, rất nhiều năm sau mới về lại Bắc Kinh, ông cũng tìm một công việc ổn định. Sau này ông cưới vợ sinh con sống một một cuộc đời bình dị, êm ả.
Theo lời kể của vợ Lý Thể Dục, ông có từng gặp lại Phổ Nghi một lần. Lúc ấy ông còn theo thói quen gọi một tiếng “Hoàng Thượng”, khiến Phổ Nghi vô cùng cảm khái.