Lưu Hạ là vị hoàng đế thứ 9 của nhà Hán - Trung Quốc và chỉ tại vị 27 ngày sau đó bị truất phế theo ý chỉ của Hoàng Thái Hậu vì quá sa đọa. Ông bị phải rời kinh thành, sống đời lưu vong và qua đời khi mới 33 tuổi. Mộ phần Hải Hôn hầu - tước vị sau khi bị truất phế của ông - hiện tọa lạc ở Giang Tây.
Theo Heritage Daily, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ngôi một cổ có từ năm 74 trước Công Nguyên này vào năm 2011, cho đến nay vẫn chưa khai quật xong. Tạm thời đã có 20.000 bảo vật được đưa ra khỏi mộ, bao gồm rất nhiều vàng và các đồ tạo tác có giá trị cao khác.
Kết quả thống kê, nghiên cứu sơ bộ từ Viện Di tích văn hóa và khảo cổ tỉnh Giang Tây cho thấy mặc dù bị lưu đày, Hoàng đế Lưu Hạ vẫn giàu có vô song.
Trong số các di vật quý giá tại mộ phần Hoàng đế Lưu Hạ, bao gồm nhiều đồ tạo tác bằng vàng, bạc, đồng, ngọc, các nhà khảo cổ đã phát hiện được một bức bình phong sơn mài bị vỡ trong buồng chính, mà sau khi phục chế để lộ 2 bức chân dung. Một trong 2 bức chân dung rất có thể là chân dung lâu đời nhất của Khổng Tử.
Không phải vàng bạc nhưng có giá trị cực lớn khác là hơn 5.000 mảnh tre là các tác phẩm kinh điển của Nho giáo được ghi chép trên các cuộn thẻ tre.
Quý giá hơn cả là phiên bản Qi đặc biệt quý giá của quyển Luận Ngữ của Khổng Tử, đã bị thất lạc hàng ngàn năm nay, cuối cùng đã lộ diện trong số các mảnh trẻ hỗn độn đó. Các nhà khoa học đang quét tia hồng ngoại để nghiên cứu thêm.
Trong mộ còn có 5 chiến xa được bảo quản tốt, mỗi chiến xa đi kèm thi hài của 4 con ngựa bị tuẫn táng nhằm tôn lên địa vị của vị chủ nhân quá cố.
Các nhà khoa học vẫn hy vọng sẽ tìm thêm nhiều cổ vật khác từ ngôi mộ cực kỳ xa hoa này, đồng thời sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về số cổ vật gây choáng váng đã được khai quật, những thứ sẽ tiết lộ vô số chi tiết thú vị, xác thực về Trung Quốc cổ đại.