Dân Việt

"Cúm lạc đà" là bệnh gì mà khiến ĐT Pháp nguy cơ mất 5 trụ cột?

PV 17/12/2022 18:10 GMT+7
Ít nhất 5 ngôi sao của ĐT Pháp bị nghi nhiễm "cúm lạc đà" và nhiều khả năng lỡ chung kết World Cup 2022 với ĐT Argentina vào ngày 18/12 tới. Vậy "cúm lạc đà" là bệnh gì?

Xuất sắc đánh bại Maroc 2-0 để giành quyền vào chơi trận chung kết World Cup 2022, Pháp sẽ chạm trán Argentina. Nếu đánh bại đại diện Nam Mỹ, thầy trò HLV Didier Deschamps sẽ trở thành đội bóng đầu tiên kể từ Brazil năm 1962 bảo vệ thành công danh hiệu vô địch.

"Cúm lạc đà" là bệnh gì mà tàn phá ĐT Pháp trước thềm chung kết World Cup 2022? - Ảnh 1.

Varane và Konate bị ốm ngay trước thềm trận chung kết World Cup 2022.

Tuy nhiên, trước thềm trận đại chiến ấy, người hâm mộ Pháp đang thực sự thấp thỏm về bộ đôi trung vệ là Raphael Varane cùng Ibrahima Konate. Cụ thể, cả hai ngôi sao ấy đều vừa dính dịch "cúm lạc đà".

Cả hai đã vắng mặt trong buổi tập diễn ra vào ngày 16/12 của ĐT Pháp - tức chỉ 2 ngày trước thềm trận chung kết. Điều ấy rõ ràng khiến nhà đương kim vô địch âu lo bởi Varane cùng Konate là những cái tên đã chơi cực kỳ xuất sắc trước Maroc, góp phần giúp đội bóng giành chiến thắng 2-0.

"Cúm lạc đà" là bệnh gì mà tàn phá ĐT Pháp trước thềm chung kết World Cup 2022? - Ảnh 2.

Cả hai đều bị cúm tương tự như Rabiot cùng Upamecano.

Ngoài những cái tên này, Adrien Rabiot. Dayot Upamecano hay Kingsley Coman là những ngôi sao ĐT Pháp chưa thể trở lại tập luyện vì lý do tương tự. Việc sốt cao nên thể lực không đảm bảo là hậu quả mà họ đang trải qua bởi dịch "cúm lạc đà" nghiêm trọng tại Qatar.

Theo tiết lộ từ tờ L’Equipe, sức khoẻ hiện tại của Varane và Konate không quá nghiêm trọng song họ vẫn cần phải theo dõi thật kỹ dưới sự giám sát từ đội ngũ y tế. Việc bị cúm chỉ 2 ngày trước chung kết chắc chắn sẽ khiến thể lực bộ đôi ấy không được đảm bảo một cách tối đa.

Vậy "cúm lạc đà" là bênh gì mà nó lại khiến ĐT Pháp lao đao trước thềm chung kết World Cup 2022?

Được biết, "cúm lạc đà" hay có tên chính thức là Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông.

Vậy Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông là gì?

Hội chứng Hô hấp cấp Trung Đông (tiếng Anh: Middle East Respiratory Syndrome, viết tắt là MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một chủng coronavirus được gọi là "Coronavirus gây hội chứng hô hấp cấp Trung Đông" (MERS-CoV). MERS-CoV là một chủng virus corona mới xuất hiện ở Trung Đông gây nhiễm trùng đường hô hấp. Ca nhiễm MERS đầu tiên là một bệnh nhân thiệt mạng ở Jeddah, Ả Rập Xê Út năm 2012. Kể từ đó đến ngày 31 tháng 5 năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới xác định đã có 1.149 người nhiễm MERS với tỷ lệ tử vong là 40%. Phần lớn các vụ nhiễm MERS xảy ra ở Ả Rập Xê Út, tuy nhiên một số bệnh nhân ở các vùng khác trên thế giới cũng nhiễm vi rút sau khi tiếp xúc với người đã mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu tìm thấy kháng thể chống MERS trong một số loài dơi, cũng như trong mẫu máu của lạc đà ở châu Phi và Ả Rập từ năm 1992 và 1993. Do đó, người ta cho rằng vi rút MERS đã tồn tại trong lạc đà từ nhiều năm trước khi lây lan sang con người vào năm 2012.

Một chủng của MERS-CoV được gọi là HCoV-EMC/2012 được tìm thấy trong những bệnh nhân đầu tiên ở London, Anh vào năm 2012 được người ta nhận thấy phù hợp 100% với loài dơi mộ Ai Cập.

Dấu hiệu và triệu chứng

Các báo cáo ban đầu so sánh virus này với hội chứng hô hấp cấp (SARS), và nó đã được gọi là virus giống như SARS của Saudi Arabia. Bệnh nhân đầu tiên, vào tháng 6 năm 2012, đã trải qua "bảy ngày sốt, ho, khạc ra đờm, và khó thở". Một đánh giá 47 ca được xác nhận ở phòng thí nghiệm ở Saudi Arabia đã trình bày các triệu chứng phổ biến nhất là sốt trên 98% ca, ho ở 83% ca, khó thở trong 72% ca và đau cơ trong 32% bệnh nhân. Cũng có những triệu chứng tiêu hóa thường xuyên với tiêu chảy ở 26%, nôn mửa ở 21% ca, đau bụng ở 17% bệnh nhân. 72% bệnh nhân cần thở máy. Tỷ lệ bệnh nhân nam so với bệnh nhân nữ là 3,3/1.

Một nghiên cứu bùng phát bệnh MERS ở bệnh viện cho thấy MERS có thời gian ủ bệnh khoảng 5.5 ngày (95% confidence interval 1.9 đến 14.7 ngày). MERS có thể biểu hiện không có triệu chứng đến viêm phổi nghiêm trọng dẫn đến hội chứng viêm hô hấp cấp (ARDS). Suy thận, đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC) và viêm màng ngoài tim cũng được ghi nhận.

Vì sao có tên gọi khác là "cúm lạc đà"

Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2013, trong đó tỷ lệ mắc MERS được đánh giá trong 310 con lạc đà một bướu, tiết lộ nồng độ cao của các kháng thể trung hòa đối với MERS-CoV trong huyết thanh của những con vật này. Một nghiên cứu tiếp tục trình tự MERS-CoV từ gạc mũi của con lạc đà một bướu ở Saudi Arabia và thấy chúng trình tự giống với con người lập trình tự trước đó cô lập. Một số cá thể lạc đà cũng đã được tìm thấy có nhiều hơn một biến thể di truyền trong vòm mũi họng của chúng.