Cho đến năm 2015, khi mẹ ông Huỳnh Văn Sinh từ Tiền Giang xuống Bạc liêu thăm gia đình có mang theo hai giò lan rừng làm quà.
Ở Tiền Giang, mẹ ông cũng đam mê nghề trồng lan rừng. Khi mẹ cho 2 giò lan rừng, ông Sinh đã hạ quyết tâm, dành tất cả tiền tích góp bấy lâu nay để đầu tư mô hình trồng lan rừng.
Ông dù biết rằng thực hiện mô hình trồng lan rừng này không phải dễ dàng, do mô hình này cần phải có một số vốn đầu tư nhất định. Trồng lan rừng, làm vườn lan rừng trong thời gian từ 2 đến 3 năm mới có sản phẩm bán được.
Thêm vào đó, dù đam mê nhưng ông cũng chưa có chút kinh nghiệm trồng lan rừng và kiến thức, kỹ thuật trồng lan rừng. Vì vậy, đến với nghề trồng lan rừng mọi sự khởi đầu đối với ông là con số không.
Thời gian đầu ông mua giống hoa lan ở quê của ông là Tiền Giang. Nhưng bước đầu ông trồng hoa lan không đạt hiệu quả, do không biết cách chăm sóc. Các giò lan rừng không ra hoa, tỷ lệ hao hụt cao, bao nhiêu vốn đầu tư không đem lại hiệu quả.
Ông Huỳnh Văn Sinh cho biết, cũng vì theo đuổi đam mê trồng lan rừng mà có khi ông và vợ cãi nhau. Vợ ông cự rằng, có bao nhiêu tiền kiếm được là ông lại mua hoa lan rừng về trồng. Hơn 2 năm trôi qua mà ông không lấy vốn được.
Nhưng với quyết tâm và niềm đam mê hoa lan rừng của mình, ông Sinh vẫn cố gắng chăm sóc thật tốt vườn lan rừng mà mình gầy dựng.
Một số giò lan rừng tuôn bông trong vườn rừng của gia đình ông Sinh ở phường 2, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Vườn lan rừng đúng kỳ trổ bông của ông Sinh khiến nhiều người đến tham quan trầm trồ khen ngợi. (Ảnh: Nguyễn Hùng).
Ông quyết định mua 1 chiếc điện thoại thông minh và hàng ngày truy cập internet để học hỏi thêm về kinh nghiệm trồng lan rừng, giao lưu, chia sẻ, học hỏi kỹ thuật trồng lan rừng với cộng đồng hoa lan.
Bên cạnh đó, ông cũng tìm được wedsite bán giống lan rừng online của tỉnh Cao Bằng. Ông quyết định đặt mua một số loại lan rừng đẹp và nhận hàng thông qua Bưu điện để bổ sung vào bộ sưu tập hoa lan trong vườn lan rừng của mình.
Đến nay số giò lan rừng của ông Huỳnh Văn Sinh đã lên đến 600 giò với đa dạng chủng loại như: lan Hồ điệp, lan Mokara, lan Bạch hỏa hoàng, lan giả hạc, lan trầm, lan long tu, hoa lan ngọc điểm…
Hiện nay, buổi sáng ông vẫn chạy xe đi bán đá bào vào buổi sáng, buổi chiều dành thời gian để chăm sóc vườn lan rừng.
Ông Huỳnh Văn Sinh phấn khởi chia sẻ, trước kia ít người biết đến vườn lan rừng của ông nên đầu ra còn bấp bênh.
Thời gian gần đây được phường 2, thành phố Bạc Liêu giới thiệu một số khách hàng, trong tháng Tết năm 2018, ông đã bán lan rừng và thu lãi được gần 10 triệu đồng.
Ông nói nếu như có được lượng khách ổn định thì mô hình trồng lan rừng có thể đem lại thu nhập ổn định từ 20 đến 30 triệu đồng/năm.
Khi đó ông không cần phải đi bán đá bào hàng ngày, mà sẽ đầu tư mở rộng quy mô vườn lan rừng, nhập về nhiều giống lan mới lạ hơn.
Việc nhập thêm nhiều giống lan rừng mới, lạ, cho hoa đẹp, hương thơm sẽ giúp ông Huỳnh Văn Sinh phát triển vườn lan rừng ở TP Bạc Liêu, phục vụ nhu cầu chơi hoa lan rừng, trồng lan rừng của người dân Bạc Liêu...