Một quan võ nổi tiếng thời Lê-Mạc là ông tổ nghề rèn sắt Đa Phúc đất Từ Sơn của Bắc Ninh
Một quan võ nổi tiếng thời Lê-Mạc là ông tổ nghề rèn sắt Đa Phúc đất Từ Sơn của Bắc Ninh
HT (Cổng TTĐT tỉnh Bắc Ninh)
Chủ nhật, ngày 18/12/2022 13:41 PM (GMT+7)
Nằm ở trung tâm khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), đền thờ Thuần Quận Công Trần Đức Huệ - Tổ sư nghề rèn sắt Đa Hội được xây dựng từ thời Lê.
Trải qua thời gian, chiến tranh, với nhiều lần trùng tu, đến nay di tích đền thờ Thuần Quận Công Trần Đức Huệ - Tổ sư nghề rèn sắt Đa Hội được xây dựng từ thời Lê vẫn giữ được dáng vẻ uy nghi cùng nhiều tư liệu, hiện vật cổ có giá trị.
Thuần Quận Công Trần Đức Huệ, sinh năm Ất Mùi (1515) trong một gia đình có nguồn gốc ở trấn Sơn Nam (vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long) chuyên nghề rèn sắt. Trần Đức Huệ chính là ông tổ nghề rèn sắt nổi tiếng Đa Hội.
Ông vốn là quan võ dưới triều Lê - Mạc, do có công lao nên ông được phong “Thượng trụ quốc, Thái Bảo đương quận công”.
Năm 1599, khi về nghỉ ngơi tại quê nhà, Thuần Quận Công Trần Đức Huệ đã lập ấp, truyền lại nghề rèn sắt cho dân làng Đa Hội.
Hiện nay, đền thờ có các công trình kiến trúc gồm: Đền chính, Nhà bia, Cổng nghi môn…Tòa Tiền tế là công trình còn nguyên gốc từ thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
Tòa tiền tế của đền thờ gồm 1 gian 2 chái, kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, bộ khung gỗ lim chạm khắc đẹp.
Trước đền chính là đôi voi phục bằng đá xanh.
Đền thờ chính có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Công gồm Tiền đường và Hậu đường, kết cấu kiến trúc vì đơn giản làm theo lối chồng rường, tiền bẩy, hậu bẩy.
Phần chạm khắc trong đền chính chủ yếu theo đề tài “tứ linh”, mang phong cách chạm khắc nghệ thuật thời Nguyễn.
Tượng thờ Thuần Quận Công Trần Đức Huệ đặt tại gian giữa đền chính.
Hiện, trong đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị thời Nguyễn như: Bài vị, ngai thờ, chóe thờ… thời Nguyễn.
Cùng 3 đạo sắc phong thời Nguyễn.
Đặc biệt là cây đèn sắt cao trên 2m, tạo dáng như cây cổ thụ có nhiều cành do chính con cháu dòng họ Trần làm từ thời Nguyễn.
Nhà bia, nơi ghi lại những người có công lớn trong việc trùng tu, tôn tạo đền.
Bên phải đền là nhà khách, nơi sửa soạn dâng lễ.
Cạnh đền là đình Đa Hội.
Và chùa Đa Hội vừa được trùng tu, tôn tạo quy mô lớn, tạo thành quần thể khu di tích đình, đền, chùa hài hòa, là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương.
Hàng năm, đến ngày 10 tháng Giêng âm lịch, chính quyền, dân làng và con cháu họ Trần ở Đa Hội lại mở hội đền để tưởng nhớ ông tổ nghề rèn sắt - Thuần Quận Công Trần Đức Huệ.
Đền thờ Thuần Quận Công Trần Đức Huệ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định số 138/QĐ ngày 31/01/1992.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.