Những năm qua, nuôi trùn quế cung cấp phân bón cho cây trồng ngày càng được nông dân quan tâm vì đây là mô hình mang lại giá trị kinh tế cao.
Lá cây nha đam (bẹ cây nha đam) cũng được bà con xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng sử dụng nuôi trùn quế đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên nếu chỉ nuôi trùn quế bằng phân heo, phân bò thì khá tốn kém. Chính vì thế nhiều bà con đã tận dụng phế phẩm nông nghiệp để nuôi trùn quế.
Lá cây nha đam (bẹ cây nha đam) cũng được bà con sử dụng và đáp ứng khá tốt yêu cầu nuôi trùn quế hiện nay.
Anh Vĩnh Thanh Long ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng hơn 1ha nha đam để cung cấp cho nhà máy chế biến.
Trong quá trình trồng nha đam, phụ phẩm từ thân lá nha đam khá nhiều, anh quyết định nuôi thử nghiệm trùn quế, vừa tiêu thụ lá nha đam bỏ, vừa có thêm phân trùn quế sử dụng trong canh tác.
Kết quả khá khả quan, trùn quế sinh trưởng tốt, cho ra phân đều. Anh Long cho biết cứ rải 2 lớp nha đam đến 1 lớp phân bò lên trên mặt ô nuôi, 5 ngày lại cho ăn một lần như vậy thì chỉ sau 2 tuần anh đã thu được phân.
Các bẹ cây nha đam già và các loại phụ phẩm từ cây nha đam được anh Vĩnh Thanh Long ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) dùng để làm thức ăn cho trùn quế, giúp giảm chi phí mua phân heo, phân bò.
Mô hình nuôi trùn quế bằng các phụ phẩm của cây nha đam tại mô hình của gia đình anh Long, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).
Mỗi ô nuôi trùng quế có diện tích 10m2 như thế này có thể cho ra 2-3 khối phân/lần. Hiệu quả cao nên anh Long đang dự tính mở rộng thêm ô nuôi, nuôi thêm bò.
Anh cũng trồng thêm nha đam nuôi trùng quế để vừa cung cấp cho đơn vị chế biến vừa lấy phế phẩm nuôi trùn quế.
Mục tiêu của anh Long là đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng phân bón trên diện tích hơn 5ha cây trồng các loại của gia đình, giúp tiết giảm chi phí phân bón. Anh cũng đang hỗ trợ mộ số nông hộ khác nhân rộng mô hình lạ mà hay này.