Từ chiến thắng Điện Biên Phủ trên không đến Hiệp định Paris 1973
PV
26/12/2022 14:32 GMT+7
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vang dội, Mỹ đã buộc phải chấp nhận thất bại, nối lại đàm phán ở Paris và ký vảo Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Chúng tôi xin giới thiệu chùm ảnh " Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - Hiệp định Paris 1973" tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội).
Ông Lê Đức Thọ và Tiến sĩ Henry Kissinger chúc mừng nhau sau lễ ký tắt Hiệp định Paris.
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Bộ trưởng ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Paris, 27/01/1973
Đồng chí Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, Trưởng phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Mỹ do tướng Uot làm Trưởng đoàn tham gia Hội nghị Uỷ ban liên hiệp quân sự bốn bên thi hành hiệp định Paris về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), 31/01-31/03/1973.
Khai mạc phiên họp đầu tiên của Uỷ ban liên hiệp quân sự bốn bên thi hành hiệp định Paris về Việt Nam tại Phi Long, sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), 10 giờ ngày 02/02/1973.
Đón các chiến sĩ tử ngục tù Phú Quốc (Kiên Giang) trở về (Quảng Trị, 1973).
Nhân dân thủ đô vui mừng đón đọc tin về ký Hiệp định Paris, 01/1973.
Lễ cuốn cờ của quân đội Mỹ tại sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), 15/03/1973.
Sư đoàn Ngựa trắng (Nam Triều Tiên) rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, 12/03/1973.
Lính Mỹ cuối cùng lên máy bay về nước.
Văn bản hiệp định của Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng trong Hội nghị Paris, 01/1973.
Bàn thấm mực của Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng trong Hội nghị Paris, 01/1973.
Biển để bàn của Phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dùng trong Hội nghị Paris, 01/1973.