Trong khi đó, biên độ giá vàng bán ra vẫn thấp hơn gần 1 triệu đồng so với giá vàng mua vào, chính vì vậy, nếu đầu cơ vàng trong ngắn hạn dễ rủi ro. Người mua vàng cần hạn chế mua theo đám đông nhằm tránh mất tài sản.
Theo đại diện doanh nghiệp vàng tại Hà Nội, lượng vàng của doanh nghiệp chuẩn bị cho ngày Vía Thần tài năm 2023 đầy đủ, gồm linh vật, vàng chỉ, lượng. Số lượng vàng cơ bản đã được doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho mùa bán vàng vía Thần tài.
Dự đoán về giá vàng của doanh nghiệp cho biết, giá có thể sẽ đi lên nhưng không quá cao bởi giá vàng thế giới đang xuống thấp, nhiều nhà đầu tư vàng đang xả vàng để chốt lời.
Trong khi đó, trong nước, giá vàng những ngày vía Thần tài biến động mạnh, sáng tăng, chiều giảm hoặc ngày tăng, ngày giảm khó lường. Hiện tại, theo niêm yết ngày 27-28/1, giá vàng SJC mua vào của các doanh nghiệp như Doji, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý dao động từ 68 triệu đồng đến 68,5 triệu đồng/ lượng, giá bán ra là 67 đến 67,5 triệu đồng/lượng, mức dao động vài trăm nghìn đồng/ lượng đang phổ biến.
Chuyên gia Nguyễn Thế Hùng - Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho biết, mua vàng ngày đầu năm là thói quen của nhiều người muốn may mắn, tuy nhiên cần phụ thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người, giá vàng ngày Vía Thần tài thường cao, diễn biến tăng giảm thất thường nên người dân chỉ nên mua số lượng nhất định để lấy may.
Còn để đầu tư, tích luỹ tài sản thì nên chọn thời điểm vàng xuống thấp để mua vào và tính toán thị trường để bán ra khi giá tăng.
Theo một chuyên gia về tài chính, việc mua vàng, ôm vàng số lượng lớn trong những ngày đầu năm để đón Vía Thần tài sẽ rất nguy hiểm bởi hàng chục năm qua, có năm giá vàng ngày Vía Thần tài xuống thấp, giảm liên tục. Có năm, sáng tăng, chiều giảm, rất bất ổn, đơn cử như năm 2020, 2021… Chính vì vậy, nếu mua theo đám đông, sẽ gánh hậu quả nặng nề.
Trong ngày 28/1, giá vàng SJC đang ở mức 67,50 triệu đồng/lượng mua vào và 68,50 triệu đồng/lượng bán ra, biên độ giữa giá bán, giá mua chênh nhau khoảng 1 triệu đồng/ lượng, mức giá này nếu mua bán trong ngày người đầu cơ sẽ lỗ 1 triệu đồng/ lượng và 100.000 đồng/ chỉ.
Bà Phan Thu Hạnh, người đầu tư vàng nhiều năm cho biết, vía Thần tài thị trường hỗn loạn nên thông thường nhà đầu tư dài hạn không ôm, chủ yếu do doanh nghiệp nâng giá là chính. Trong ngày 27/1, giá vàng thế giới (theo giá quy đổi) tương đương khoảng 56 triệu đồng/ lượng, chưa kèm thuế phí, trong khi giá vàng trong nước lần lượt là 67-68 triệu đồng/ lượng. Mức giá chênh giữa giá vàng thế giới và trong nước là 12-13 triệu đồng/ lượng.
"Có thời điểm năm 2020-2021, giá vàng trong nước chênh cao hơn so với thế giới trên 20 triệu đồng/ lượng, điều này đến từ kỳ vọng vào vàng của người dân quá lớn, giá do doanh nghiệp đưa lên quá cao, trong khi nhu cầu thực về vàng của nền kinh tế thấp hơn nhiều so với thế giới. Rõ ràng, trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp hạ giá vàng xuống hoặc tăng mua từ các nguồn cung khác, người ôm vàng chịu hậu quả nặng nề", bà Hạnh nói.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, bình quân năm 2022, giá vàng trong nước tăng 5,74% so với năm trước. Năm 2022, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 8,5%, song giá biến động thất thường, có thời điểm giá vàng lên 74 triệu đồng/ lượng, rồi hạ xuống 60 triệu đồng (tháng 7/2022), rồi lại tăng nhanh lên mức 62-63 triệu đồng/ lượng (ngay ngày hôm sau).
Dù giá vàng năm 2022 chỉ tăng 8,5%, mức tăng trưởng thấp so với chứng khoán, trái phiếu và bất động sản, nhất là thời điểm nửa đầu năm. Tuy nhiên, chính nhờ sự tăng trưởng bền vững và ổn định của vàng đã giúp cho người đầu tư vàng năm 2022 yên tâm khi chứng khoán sự khủng hoảng mạnh của thị trường chứng khoán, đóng băng của bất động sản và sức hút kém của lãi suất.